Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 14/05/2024 | 12:31

Thứ ba, 14/05/2024 | 12:31

Tin KHCN

Cập nhật lúc 11:14 ngày 02/09/2015

Nghiên cứu sử dụng lòng moong đã kết thúc khai thác làm bãi thải tại Khai trường 21

Khai trường 21 là khai trường bị ảnh hưởng của đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đoạn giáp khai trường 21 vừa đi vào hoạt động, nên sẽ không được thực hiện các hoạt động nổ mìn làm tơi đất đá, ảnh hưởng tới việc tận thu quặng theo giấy phép đã được cấp.Để đẩy nhanh tiến độ thi công, tận thu tối đa các loại quặng, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam đã giao cho Chi nhánh Khai thác 3 tổ chức khai thác từ khu vực mặt cắt 1 đến mặt cắt 13, Chi nhánh khai thác Bắc Nhạc Sơn tổ chức khai thác từ khu vực mặt cắt 13 đến mặt cắt 25.


Tại chi nhánh khai thác Bắc Nhạc Sơn

Tổ chức sản xuất tại khu vực mặt cắt 13 đến mặt cắt 25 từ mức +170 xuống mức +80 gồm 02 cánh Đông Bắc và Tây Nam. Quặng 1 nhập về kho ga 3 để tiêu thụ, quặng 3 do khả năng tiêu thụ của Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn còn hạn chế, vì vậy ngoài khối lượng nhập về kho nhà máy thì cần phải nhập về kho lưu bãi thải số 2, đất đá được đổ thải ra bãi thải số 2.

Tại chi nhánh khai thác 3

Tổ chức sản xuất tại khu vực mặt cắt 1 đến mặt cắt 13 từ mức +170 xuống mức +80 cánh Đông Bắc. Quặng 1 nhập về kho ga 3 để tiêu thụ, quặng 3 do khả năng tiêu thụ của Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn còn hạn chế, vì vậy, ngoài khối lượng nhập về kho Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn cần phải nhập về kho lưu. Đất đá được đổ thải về bãi thải số 3 là bãi thải phụ của khai trường.

Tại khu vực chi nhánh khai thác 3 quản lý, điều kiện địa chất biến động, các thân quặng 1 và quặng 3 có chiều hướng cắm sâu và rộng hơn so với tài liệu thăm dò ban đầu, nên tại khu vực này cần phải điều chỉnh biên để tận thu triệt để các loại quặng, do đó phát sinh thêm khối lượng đất đá thải và lượng quặng 3 lưu lớn hơn dự kiến.

Theo hoạch định thì dung tích chứa của bãi thải số 3 đủ đổ thải đất đá khu vực chi nhánh khai thác 3 thi công. Tuy nhiên, do điều chỉnh lại biên để tận thu triệt để các loại quặng nên đã phát sinh thêm khối lượng đất đá đổ thải. Theo thiết kế của bãi thải số 3 có diện tích chiếm đất là 110.000 m2, dung tích chứa chỉ là 1.050.000 m3, nhưng khối lượng đất đá thải cần phải đổ thải dự kiến khoảng 2.500.000 m3, nên sẽ thiếu vị trí đổ thải. Nếu không có giải pháp hợp lý thì sẽ tốn thêm chi phí mở rộng bãi thải cũng như ảnh hưởng tới tiến độ thi công khi chờ làm các thủ tục giải phóng mặt bằng.

Xuất phát từ thực tế này, nhóm nghiên cứu của Chủ tịch HĐTV Công ty Nguyễn Ngọc Bích đã tiến hành nghiên cứu để sử dụng lòng moong đã kết thúc khai thác làm bãi thải tại Khai trường 21.

Do đặc thù khai trường 21 nằm giáp đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (cách đường cao tốc từ 100-200m), nên việc mở rộng khai thác quặng 2 sau này ở điều kiện khai thác lộ thiên khi đường cao tốc vào hoạt động là không thể thực hiện được, vì nằm trong bán kính nguy hiểm của nổ mìn. Sau khi kết thúc khai trường sẽ đóng cửa vĩnh viễn.

Tại khu vực chi nhánh khai thác Bắc Nhạc Sơn quản lý

Do khu vực chi nhánh khai thác Bắc Nhạc Sơn quản lý gồm 02 cánh độc lập, có thể chia từng khu vực ra khai thác để sử dụng làm bãi thải khi khai thác các khu vực tiếp theo. Các tác giả đã đề xuất phương án khai thác triệt để cánh Đông Bắc trước (đất đá vẫn được đổ thải về bãi thải số 2) sau khi kết thúc khai thác sẽ sử dụng làm bãi thải cho 02 chi nhánh khai thác 3 khi khai thác các khu vực còn lại.

Tại khu vực chi nhánh khai thác 3 quản lý

Công ty tổ chức khai thác triệt để khối lượng quặng tại khu vực từ mặt cắt 10 đến mặt cắt 13, sau đó sẽ sử dụng làm bãi thải khi khai thác các khu vực còn lại.

 Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo kế hoạch sản xuất của Công ty; tận dụng được lòng moong đã kết thúc khai thác làm bãi thải trong, giảm được cự ly đổ thải.

Khi thực hiện giải pháp sử dụng bãi thải trong sẽ giảm khối lượng đất đá đổ thải về bãi thải số 2, tạo điều kiện phục vụ việc đổ thải của KT 20-22 và giảm diện tích đền bù khi phải mở rộng bãi thải cho chi nhánh Khai thác 3. Vì vậy giảm được chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khi khai thác quặng.

Mặt khác, phục hồi được môi trường theo quy định của Pháp luật tại những khai trường đã kết thúc khai thác. Giảm thiểu tác động môi trường, chiếm đất nông nghiệp khi khai thác khoáng sản.

Giải pháp đã được áp dụng hoàn toàn phù hợp với các khai trường do Công ty Apatit Việt Nam đang quản lý trước khi làm thủ tục đóng cửa mỏ.

Sáng kiến đã góp phần tiết kiệm chi phí vận tải khi sử dụng bãi thải trong, giảm được cự ly vận tải tại chi nhánh khai thác Bắc Nhạc Sơn và chi nhánh khai thác 3. Đó là chưa kể phần tiết kiệm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, phục hồi môi trường và các khoản tiết kiệm khác.

Sáng kiến đã đem lại cho Công ty số tiền không nhỏ, khoảng 2,156 tỷ đồng/năm.

 

Hoàng Ngân

lên đầu trang