Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 14/05/2024 | 08:36

Thứ ba, 14/05/2024 | 08:36

Tin KHCN

Cập nhật lúc 11:46 ngày 02/10/2015

Quy trình xử lý nguyên liệu thuốc lá

TÓM TẮT

Xử lý nguyên liệu thuốc lá Burley trước khi phối chế các mác thuốc lá điếu gu hỗn hợp dựa trên nguyên tắc tách một phần amoniac (NH3) ra khỏi thuốc láBurley và tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng tạo hương thơm đặc trưng của thuốc lá Burley đã qua xử lý bằng biện pháp bổ sung liệu (casing) và xử lý nhiệt.

Đặt vấn đề

Hiện nay nền kinh tế nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, sản phẩm thuốc lá điếu cũng rất phong phú và đa dạng, các sản phẩm thuốc lá điếu gu hỗn hợp được người tiêu dùng sử dụng ngày một nhiều, trong khi đó các sản phẩm thuốc lá điếu gu hỗn hợp chủ yếu là do các công ty liên doanh nước ngoài cung cấp cũng như nhập khẩu, việc nghiên cứu phối chế gu thuốc lá điếu hỗn hợp do các công ty trong nước rất hạn chế, nguyên nhân chính là thuốc lá Burley có vai trò quan trọng trong gu thuốc hỗn hợp, tuy nhiên thuốc lá Burley lại có những nhược điểm có mùi Amoniac, tính kiềm và vị chát, hàm lượng nitơ, protein cao nên khi cháy có mùi khét, gây cảm giác khó chịu, công nghệ trong nước chưa xử lý được. Vì vậy vấn đề xử lý nguyên liệu thuốc lá Burley phục vụ phối chế các mác thuốc lá điếu là rất cần thiết, các công ty thuốc lá điếu trong nước hết sức quan tâm.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Phương pháp cảm quan

Đánh giá chất lượng thuốc lá nguyên liệu theo tiêu chuẩn tạm thời - bình hút cảm quan thuốc lá nguyên liệu bằng phương pháp cho điểm TC 01-2000.

Xác định Nicotin theo TCVN 7103:2002 / ISO 2881:1992, xác định Nitơ tổng số theo TCVN 7252:2003, xác định Amoni theo VTL.TC 15:2012, xác định tổng số theo TCVN 7258:2003, xác định Tar theo TCVN 6680:2000 (ISO 4387:1991), xác định Nicotin trong khói theo TCVN 6679:2000 (ISO 10315:1991).

Lấy ý kiến chuyên gia về chất lượng cảm quan của mẫu thí nghiệm theo mẫu phiếu điều tra.

Bố trí thí nghiệm

- Lựa chọn mẫu nguyên liệu thuốc lá Burley trong và ngoài nước.

- Lựa chọn các liệu dùng để phối trộn công thức liệu (casing): đường, cacao, càphê, cam thảo, propylenglycol, glyxerin, chất bảo quản…

            - Xây dựng quy trình xử lý nguyên liệu thuốc lá Burley. Qui trình công nghệ xử lý dễ áp dụng trong điều kiện sản xuất của Việt Nam và có mức đầu tư không quá cao.

- Thuê thiết bị thử nghiệm (sấy thùng quay) và nghiên cứu theo dõi quá trình xử lý nguyên liệu thuốc lá Burley quy mô phòng thí nghiệm theo quy trình xử lý đã hoàn thiện.

- Phân tích hóa học so sánh sự biến đổi thành phần hóa học trước và sau khi xử lý bằng thiết bị thử nghiệm.

- Đánh giá chất lượng mẫu thử: đánh giá cảm quan mẫu Burley đã qua xử lý bằng thiết bị thử nghiệm.

- Quy mô thí nghiệm: 2kg/mẻ

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nhóm nghiên cứu lựa chọn khảo sát trên 02 nhóm nguyên liệu Burley, nhóm có hàm lượng aminoaxit và amoniac cao (Burley Quảng Nam) và nhóm có hàm lượng aminoaxit và amoniac trung bình hoặc thấp (Burley Ấn Độ).

Qua khảo sát hương liệu của các hãng GIVAUDAN, ROBETTET, BELL, Borgwaldt, nhóm nghiên cứu đã phối chế và lựa chọn được 02 mẫu liệu (Casing BL03 và mẫu Casing BL06) có hương thơm tốt, vị hài hòa, hậu vị tốt phù hợp cho quá trình xử lý Burley. (theo Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tài liệu tập huấn kỹ thuật phối chế thuốc lá, tr 25, Hà Nội 2004)[1] (theo American Blended Cigarettes (ABC) Technology,Part 1. Principles of Blending and Processing, p48,  Fawky Abdallah, 2004.)[2]

3.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu thuốc lá Burley đã tách mảnh

Yêu cầu kỹ thuật:

- Phải thực hiện xé tơi kỹ mảnh lá.

- Phải loại bỏ tạp vật (giấy, dây nylon ...), nguyên liệu không đạt (mốc, cháy...).

- Độ ẩm 13 ± 0,5%

3.2. Gia liệu

* Yêu cầu kỹ thuật:

- Công thức gia liệu: Các thành phần chính cấu thành nên casing xử lý Burley

+ Đường: Các dung dịch đường thường sử dụng là các loại dịch đường chuyển có thành phần fructozo cao như mật ong, mật mía…

+ Các chất tạo hương đặc trưng: Dịch chiết cacao, cam thảo, dịch hoa quả cô đặc…

+ Các chất giữ ẩm: Glyxerin, PG…

- Ẩm độ sau khi gia liệu: 30% . Nhiệt độ gia ẩm : 50 ¸ 60 oC. Thời gian ủ: 2h

3.3. X lý nhiệt

Yêu cầu kỹ thuật:

Nhóm nghiên cứu đã phân chia quá trình xử lý Burley (kết hợp gia liệu và gia nhiệt) thành hai phương pháp chính: Phương pháp Light Casing & Soft Drying và Phương pháp Casing & Toasting (theo American Blended Cigarettes (ABC) Technology,  Part 2. Principles of Burley Casing and Toasting, Fawky Abdallah, 2004.)[3]

* Phương pháp Light Casing and Soft Drying

- Tỷ lệ gia liệu: không quá 5%.

- Nhiệt độ gia nhiệt: Nhiệt độ vừa phải, chủ yếu là giảm thủy phần. (bảng 1)

- Lợi ích:        

+ Xử lý thuốc lá Burley có hàm lượng amoni trung bình và thấp.

+ Giữ nguyên tính chất cơ bản của lá thuốc Burley trong khi vẫn làm giảm độ sóc của thuốc lá Burley.

+ Giá thành thấp và tiến hành đơn giản

Bảng 1. Nhiệt độ và thời gian xử lý

Giai đoạn

Nhiệt độ (0C)

Mức thời gian (phút)

GĐ 1

80

5

GĐ 2

90

5

GĐ 3

100

4

GĐ 4

110

6

Hạ nhiệt

≤ 80

3

Tổng

 

23

* Phương pháp Casing and Toasting

- Tỷ lệ gia liệu: 10% hoặc nhiều hơn.

- Quá trình gia nhiệt: Qua bốn giai đoạn kiểm soát nhiệt độ và thời gian chặt chẽ. (bảng 2)

- Lợi ích:

            + Xử lý thuốc lá Burley có hàm lượng amoni cao     

+ Cải thiện rõ ràng chất lượng thuốc lá Burley cả về hương thơm và mùi vị.

Bảng 2. Nhiệt độ và thời gian xử lý

Giai đoạn

Nhiệt độ (0C)

Mức thời gian (phút)

GĐ 1

100

3

GĐ 2

110

3

GĐ 3

125

3

GĐ 4

140

2

Hạ nhiệt

≤ 80

3

Tổng

 

14

3.4. Làm nguội, hồi ẩm

Yêu cầu kỹ thuật:

Mảnh sau khi làm nguội có nhiệt độ gần bằng nhiệt độ của môi trường, độ ẩm 15%, làm lạnh bằng hơi nước (chú ý cẩn thận tránh làm sốc nhiệt hoặc vỡ mảnh lá)

            Nhóm nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thuốc lá Burley vùng Quảng Nam là vùng trồng thuốc lá Burley lớn trong cả nước và mẫu Burley Ấn Độ. 02 mẫu được xử lý theo quy trình xử lý thuốc lá Burley mục quy trình xử lý nguyên liệu thuốc lá Burley

- Đối với mẫu Burley Quảng Nam được xử lý theo phương pháp Casing and Toasting, gia liệu Casing BL03 tỷ lệ 10%.

- Đối với mẫu Burley Ấn Độ được xử lý theo phương pháp Light Casing and Soft Drying, gia liệu Casing BL06 tỷ lệ 5%.

Bảng 3. Kết quả phân tích hóa học trong sợi các mẫu thuốc lá Burley

Mẫu

Thành phần hoá học (%)

Nicotin

Nitơ TS

Amoni

Đường TS

Clo

Mẫu Burley Quảng Nam chưa xử lý

2,36

3,97

0,44

0,7

1,01

Mẫu Burley Quảng Nam đã xử lý

2,32

3,87

0,30

2,7

0,96

Mẫu Burley Ấn Độ chưa xử lý

1,07

4,35

0,51

0,6

0,63

Mẫu Burley Ấn Độ đã xử lý

0,9

4,03

0,31

2,1

0,54






Qua kết quả phân tích ở bảng 3 ta thấy rằng các thành phần hợp chất chứa nitơ trong mẫu Burley đã qua xử lý giảm so với mẫu đối chứng. Mẫu Burley Quảng Nam đã xử lý lượng amoni giảm 31,8% so với mẫu Burley Quảng Nam chưa xử lý và mẫu Burley Ấn Độ đã xử lý lượng amoni giảm 39,2% so với mẫu Burley Ấn chưa xử lý.

Các mẫu Burley chưa xử lý và đã xử lý được cuốn điếu bằng tay, các mẫu được nhóm thử nghiệm phân tích lựa chọn đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào máy hút phân tích thành phần tar và nicotin trong khói, được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4. Kết quả phân tích hóa học trong khói các mẫu thuốc lá Burley

 

 

Tên mẫu

Khối lượng

 điếu (mg/

điếu)

Chiều dài điếu (mm)

Chiều dài đầu lọc

(mm)

Chiều dài

đầu mẩu

(mm)

Số hơi hút

Tổng chất ngưng tụ khói

(mg/điếu)

Hàm lượng nước (mg/điếu)

Nicotin

(mg/điếu)

Tar

(mg/điếu)

Mẫu Burley Quảng Nam chưa xử lý

822,7

80,7

21,3

29,3

7

14,7

2,4

1,14

11,2

Mẫu Burley Quảng Nam đã xử lý

814,7

81,5

21,4

29,4

6,5

13,1

1,5

0,85

10,8

Mẫu Burley Ấn Độ chưa xử lý

903,7

 80,8

21,5

29,5

8,2

19,2

1,7

0,70

16,8

Mẫu Burley Ấn Độ đã xử lý

921,3

81,2

21,6

29,6

8,2

18,0

1,4

0,57

16,0

Qua kết quả phân tích thành phần hóa học trong khói ta thấy các mẫu Burley xử lý so với các mẫu đối chứng cùng loại thì hàm lượng tar, nicotin giảm, thuận lợi cho công tác phối chế các mác thuốc lá điếu khi sử dụng Burley xử lý.

Bảng 5. Kết quả bình hút các mẫu Burley

Đơn vị tính: Điểm

Mẫu

Hương

Vị

Độ nặng

Độ cháy

Màu sắc

T. điểm

Mẫu Burley Quảng Nam chưa xử lý

9,0

9,0

6,9

7,0

5,0

36,9

Mẫu Burley Quảng Nam đã xử lý

9,3

9,5

6,9

7,0

5,5

38,2

Mẫu Burley Ấn Độ chưa xử lý

8,9

9,3

7,0

7,0

6,0

38,2

Mẫu Burley Ấn Độ đã xử lý

9,3

10,0

7,0

7,0

6,5

39,8

Qua kết quả bình hút trên ta thấy các mẫu Burley xử lý có tính chất hút tốt hơn các mẫu Burley chưa xử lý. Đặc biệt các mẫu Burley xử lý giảm mùi amoni rõ so với các mẫu Burley chưa xử lý.

Nhóm thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến kiểm tra và đánh giá của Công ty Thuốc lá Bắc Sơn về chất lượng mẫu nguyên liệu thuốc lá Burley đã qua xử lý so với mẫu thuốc lá Burley chưa xử lý, Công ty đánh giá chất lượng mẫu nguyên liệu thuốc lá Burley đã qua xử lý có có hương thơm tốt, đặc trưng thuốc lá Burley đã qua xử lý, giảm mùi amoniac và cải thiện màu sắc sợi so với mẫu thuốc lá Burley chưa xử lý.

Quy trình xử lý thuốc lá Burley phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam, sản phẩm thuốc lá nguyên liệu Burley xử lý trên thiết bị sấy thùng quay có hàm lượng amoniac giảm từ 30-40% so với mẫu chưa xử lý, hàm lượng tar, nicotin trong khói đều giảm so với mẫu đối chứng, cải thiện được tính chất hút tương đối tốt, phù hợp cho quá trình xử dụng phối chế các mác thuốc lá điếu gu hỗn hợp.

5. Đánh giá chất lượng sản phẩm của các đơn vị thuốc lá điếu

Nhóm thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến kiểm tra và đánh giá của Công ty Thuốc lá Bắc Sơn về chất lượng mẫu nguyên liệu thuốc lá Burley đã qua xử lý so với mẫu thuốc lá Burley chưa xử lý, Công ty đánh giá chất lượng mẫu nguyên liệu thuốc lá Burley đã qua xử lý có có hương thơm tốt, đặc trưng thuốc lá Burley đã qua xử lý, giảm mùi amoniac và cải thiện màu sắc sợi so với mẫu thuốc lá Burley chưa xử lý.

6. Kết luận

Quy trình xử lý thuốc lá Burley phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam, sản phẩm thuốc lá nguyên liệu Burley xử lý trên thiết bị sấy thùng quay có hàm lượng amoniac giảm từ 30-40% so với mẫu chưa xử lý, hàm lượng tar, nicotin trong khói đều giảm so với mẫu đối chứng, cải thiện được tính chất hút tương đối tốt, phù hợp cho quá trình xử dụng phối chế các mác thuốc lá điếu gu hỗn hợp.

Nguyễn Đức Phương, Nguyễn Việt Hà

Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá

 

lên đầu trang