Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 03:08

Thứ sáu, 26/04/2024 | 03:08

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 10:45 ngày 27/07/2021

Kết quả nghiên cứu tính toán thiết kế máy sàng phân loại lạc giống trong dây chuyền chế biến lạc giống quy mô công nghiệp

Tóm tắt: Bài báo trình bày nội dung kết quả nghiên cứu tính toán thiết kế máy sàng phân loại lạc giống trong dây chuyền chế biến lạc giống quy mô công nghiệp. Kết quả tính toán thiết kế đưa ra nguyên lý cấu tạo, hoạt động của mẫu máy và tìm được các thông số chính như sau: Sàng phân loại hai tầng; lỗ sàng tầng trên ϕ1=13mm; lỗ sàng tầng dưới ϕ2=5mm; bề rộng sàng B= 1090mm; chiều dài sàng L= 1830mm; biên độ lắc e =16mm; tần số lắc n= 375 vòng/phút; công suất của sàng N1=3kW; năng suất của máy sàng Q=1,2 tấn/h; quạt làm sạch với lưu lượng khoảng Q’= 2500m3/h; áp suất khoảng h= 60-80mmH2O; công suất quạt N2= 2,2kW.
1. Đặt vấn đề
Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta. Trong số những cây có dầu hàng năm, lạc luôn nằm trong nhóm đầu về diện tích gieo trồng cũng như sản lượng hàng năm [1-3]. Trước năm 2012, sản lượng lạc hàng năm tăng do diện tích gieo trồng, sau năm 2012 sản lượng lạc tăng chủ yếu phụ thuộc vào năng suất. Năng suất lạc Việt Nam tăng dần từ năm 2012 đến nay là do cải tiến đồng thời về giống và kỹ thuật canh tác. Các giống lạc mới vừa cho năng suất vừa chống chịu được với điều kiện bất lợi của môi trường và phù hợp với cơ cấu mùa vụ như ở nước ta [1-2].
Được Đảng và Nhà nước xác định lạc là cây lương thực chủ chốt trong kim ngạch xuất khẩu, mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần làm tăng tích lũy cho người nông dân trồng lạc. Tuy nhiên sản xuất lạc phải đặt ra yêu cầu đạt năng suất cao, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về mẫu mã, chất lượng và giá cả của người tiêu dùng. Song do tập quán canh tác bao đời nay của người nông dân trong sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chậm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lạc vẫn thấp, đặc biệt chất lượng lạc chưa cao. Ngày nay, khi lạc đã có đủ cho nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu thì vị trí của các giống lạc chất lượng cao ngày càng quan trọng. Vì thế việc chọn giống và xử lý giống cần tuân thủ đúng tiêu chuẩn chất lượng, cho nên tại các cơ sở sấy chế biến lạc giống ngoài đảm bảo về độ ẩm còn phải đảm bảo về độ sạch, độ đồng đều của giống. Chính vì vậy lạc giống sau khi sấy đạt tiêu chuẩn cần được phân loại làm sạch tạp chất. Do đó việc nghiên cứu tính toán thiết kế máy sàng phân loại/làm sạch lạc giống trong dây chuyền chế biến lạc giống quy mô công nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu sản xuất đòi hỏi.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá lựa chọn đúng nguyên lý làm việc của mẫu máy phân loại và làm sạch phù hợp với nguyên liệu là lạc củ sau khi sấy.
Đưa ra cơ sở lý thuyết tính toán sàng lắc song phẳng kết hợp với phân loại bằng khí động, từ đó tính toán các thông số chính của máy sàng phân loại/làm sạch lạc giống trong dây chuyền chế biến lạc giống quy mô công nghiệp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin, tham khảo tài liệu tin cậy có hàm lượng khoa học cao của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Ngoài ra kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để giải quyết vấn đề đặt ra.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
3.1. Nghiên cứu xác định nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy sàng phân loại lạc giống
Đối với nguyên liệu là lạc giống sau khi sấy đảm bảo độ ẩm cho phép, từ thực nghiệm nghiên cứu thăm dò kiểm tra vận tốc lơ lửng của củ lạc lép, đánh giá hệ số ma sát, đánh giá nhóm kích thước hạt (có khi củ “lép” cũng có kích thước lớn như củ “mẩy”), đánh giá khối lượng riêng của chúng. Ở đây dựa theo các tài liệu [4-11] cho thấy đối với các nguyên liệu cần phân loại dạng hạt/cục tương tự như củ lạc, nguyên lý thiết bị máy sàng làm sạch và phân loại lạc giống quy mô công nghiệp phù hợp hơn (tối ưu hơn) được lựa chọn là kiểu khí động kết hợp với kích thước như trên hình 1. Với nguyên lý này có thể phân loại các củ lạc khác kích thước nhưng có cùng trọng lượng (phân loại theo nguyên lý kích thước), và/hoặc cùng kích thước nhưng khác nhau về trọng lượng (phân loại theo nguyên lý khí động). Từ đó, thành phẩm thu được đạt độ sạch và độ đồng đều đáp ứng nhu cầu làm giống cũng như xuất khẩu. Kết quả nguyên liệu lạc giống với tạp chất < 3%, độ sạch đạt ≈ 98%.
Với nguyên lý cấu tạo và hoạt động như sơ đồ hình 1 sàng được thiết kế 2 tầng sàng, khi chuyển động nhờ cơ cấu lệch tâm và cụm cơ cấu hình bình hành, sàng nhận chuyển động lắc song phẳng, hỗn hợp nguyên liệu được chuyển động trượt trên mặt sàng, trong quá trình trượt của vật liệu, những vật có kích thước nhỏ hơn lỗ lưới sàng 1 thì chui xuống gọi là sản phẩm dưới lưới (sản phẩm loại I), còn loại vật liệu nào có kích thước lớn hơn lỗ lưới sàng 1 và nhỏ hơn lỗ lưới sàng 2 thì di chuyển dần theo mặt sàng và đi ra ngoài (sản phẩm loại II). Bụi và các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ được quạt hút ra ngoài qua đường ống, như vậy sản phẩm sẽ được làm sạch triệt để hơn.
Trong quá trình phân loại chất lượng làm việc của máy sàng phụ thuộc nhiều vào lượng nguyên liệu cung cấp vào sàng (lượng cung cấp), đây là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng tới độ đồng đều của sản phẩm, hiệu suất phân loại của sàng. Bởi vậy phễu cấp liệu cần phải có nguyên lý cấu tạo phù hợp đáp ứng yêu cầu đặt ra như nêu trên. Nguyên lý và kết cấu của phễu cấp liệu được mô tả như trên hình 2. 
Lượng nguyên liệu cung cấp vào sàng sẽ chuyển động đi theo hướng “zigzac” như hình 2, khi đó lượng nguyên liệu cấp vào sẽ không bị dồn cục bộ mà được dàn đều trên bề mặt sàng nên khả năng phân loại/làm sạch sẽ tốt hơn, hiệu suất phân loại của sàng cao hơn.
3.2. Nghiên cứu động học của sàng
Trên cơ sở nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy sàng phân loại lạc giống như hình 1 nhóm tác giả nhận thấy nguyên lý động học của sàng chuyển động theo cơ cấu hình bình hành và đưa ra được sơ đồ động học của máy sàng được lược hóa trình bày như trên hình 3.
Từ kết quả như trên hình 3a là sơ đồ mô hình hóa cho các bộ phận tạo nên chuyển động lắc cho sàng dưới dạng các khâu, khớp của cơ cấu hình bình hành từ đó làm cơ sở khoa học để tính toán kích thước thanh truyền, biên độ dao động của sàng và góc nghiêng đặt sàng,…. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa ma sát trượt của vật liệu (củ lạc) với bề mặt lưới sàng, kết quả như trên hình 3b làm cơ sở khoa học để tính toán động học về vận tốc, gia tốc chuyển động của sàng và vật liệu trượt trên sàng. 
3.3. Cơ sở lý thuyết phân loại bằng khí động [5,8,11]
Quá trình phân loại bằng khí động dựa trên cơ sở vận tốc lơ lửng (nguyên lý hình 4) hệ số cản của củ lạc so với các tạp chất khác có trong thành phần của hỗn hợp. Lạc giống sau khi sấy đến W= 10÷ 12% thì phân loại làm sạch để tách các tạp chất (củ lạc “lép”, củ lạc “vỡ”, râu, rễ, cát sạn…) trong luồng không khí. Phương trình chuyển động thẳng đứng của nguyên liệu trong môi trường khí được viết dưới dạng:
3.4. Cơ sở tính toán sàng song phẳng
a) Xác định kích thước mặt sàng [4-6, 8-11]
Kích thước lỗ tròn được xác định theo các phương trình:
b) Xác định góc nghiêng của sàng (hình 5)
Theo [4, 8-11] Góc nghiêng sàng song phẳng α: 
α = 0 - 170
Thông thường đối với sàng song phẳng mặt sàng được đặt nghiêng một góc α về phía trượt xuống của củ lạc. Góc nghiêng này phải nhỏ hơn góc ma sát của củ lạc so với mặt sàng để khi sàng đứng yên thì củ lạc không tự trượt được trên mặt sàng. Qua nghiên cứu khảo sát thực tế nhóm tác giả xác định được góc nghiêng của sàng α = 50
c) Xác định năng suất sàng phân loại [4-6, 8-11]
Năng suất sàng phân loại:
Q = q.B (7)
Trong đó: q- lượng cấp liệu (lượng cung cấp) cho đơn vị chiều rộng mặt sàng, q phụ thuộc vào mục đích phân loại và loại vật liệu. Đối với lạc phân loại để chế biến làm giống q = 110kg/dm.h [5-6, 8-11].
B- Bề rộng mặt sàng, ở đây B = 1090mm
d) Xác định chiều dài sàng
Theo [5-6, 8-11] để xác định chiều dài của sàng căn cứ theo công thức thực nghiệm:
e) Ảnh hưởng của thông số truyền động [4-6, 8-11]
Thông thường trong sàng phân loại song phẳng dùng để phân loại các loại hạt (lạc, ngô, đậu, lúa...) người ta tính theo chế độ làm việc lớn nhất:
Từ đó ta chọn e = 16mm [6, 9-10]
Từ đó xác định được n = 375 vòng/phút
3.5. Thiết kế chế tạo sàng phân loại lạc giống
Từ các kết quả tính toán trên đã thiết kế được sàng phân loại lạc giống trong dây chuyền chế biến lạc giống quy mô công nghiệp với các thông số như bảng 1.
Từ các kết quả tính toán lý thuyết ta có được các thông số kỹ thuật cơ bản như trên bảng 1 để làm cơ sở xây dựng được bản vẽ thiết kế cho mẫu thiết bị sàng phân loại làm sạch lạc giống quy mô công nghiệp được mô tả như trên hình 6.
4. Kết luận
- Đã tính toán, thiết kế đưa ra được nguyên lý cấu tạo và hoạt động đối với mẫu máy sàng phân loại/làm sạch lạc giống theo nguyên lý kích thước kết hợp khí động để ứng dụng trong dây chuyền chế biến lạc giống quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu của cơ sở sản xuất giống.
- Xác định được các thông số chính của máy: biên độ lắc 16mm, tần số lắc 375 vòng/phút, lưu lượng quạt 2500m3/h, công suất động cơ 3kW, kích thước sàng (dài x rộng) 1830 x 1090 mm, kích thước lỗ sàng trên 13mm, lỗ sàng dưới 5mm và năng suất của máy sàng 1,2 tấn/h.
Tài liệu tham khảo
[1].http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/tinh-hinh-san-xuat-va-xuat-nhap-khau-mot-so-nong-san-cua-viet-nam-quy-2-nam-2017-phan-1
[2]. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Đình Tùng và cộng sự, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, “Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy sàng làm sạch và phân loại lạc giống năng suất 1-1,2 tấn/h trong dây chuyền sấy lạc giống quy mô công nghiệp” Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp, 2017, tr. 26-62.
[3]. Nguyễn Đình Tùng, “Nghiên cứu sấy lạc trong máy sấy dòng cắt nhau” Tạp chí Công nghiệp nông thôn, năm 2015, số 20, tr. 8-13.
[4]. Tôn Thất Minh, Máy và thiết bị chế biến lương thực, Nhà xuất bản bách khoa, Hà Nội, 2010, tr. 26-61.
[5].Ьутаков С. Е, Возgухопровозы и вемтиляторы. Машгиз, 1958, cтp. 430-434.
[6]. Глазков Н.Г, зерноочистительные масиины. Машгиз, 1950, cтp. 486-493.
[7]. Nguyễn Văn May, Bơm, quạt, máy nén. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1997, tr. 106-126.
[8]. Mathias Stiess, Mechanische Verfahrenstechnik - Partikeltechnologie 1. 3Aufl. Springverlag, 2013.
[9]. Stark, U, Mechanische Verfahrenstechnik. Vorlesung-Kap.9, Universitaet – Weimar, 2011.
[10]. TOMAS, J, Mechanische Verfahrenstechnik. Skript zur Vorlesung. Universität Magdeburg, Deutschland, 2015.
[11]. BOHNET, M, Mechanische Verfahrenstechnik. Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KgaA, Weinheim 2004.
Nguyễn Văn Tiến; Nguyễn Đình Tùng - Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp-RIAM (Bộ Công Thương) 
Đỗ Chí Dũng - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Tạp chí Khoa học và công nghệ, Trường Đai học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, số 17, tháng 03/2018, trang 18-23
lên đầu trang