Tóm tắt:
Dừa (Cocos nucifera L.) là một trong những cây trồng phổ biến tại tỉnh Tiền Giang với nhiều giá trị sử dụng trong thực phẩm và sản phẩm công nghiệp. Nghiên cứu đánh giá thực trạng canh tác dừa ở tỉnh Tiền Giang được thực hiện tại 3 huyện trồng dừa có diện tích lớn gồm huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông và Châu Thành. Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện đồng thời khảo sát số liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của 280 nông hộ. Kết quả cho thấy, diện tích trồng và thu hoạch dừa tăng mạnh từ năm 2015 đến 2022, quy mô trung bình từ 0,2 đến 0,8 ha/hộ, hình thức canh tác chủ yếu là chuyên canh với hai giống phổ biến gồm dừa lấy dầu và dừa uống nước. Giống dừa lấy dầu có độ tuổi trùng bình từ 10 đến 20 năm, thời gian ra hoa từ 3,5 đến 5,0 năm sau trồng và năng suất bình quân từ 31 đến 90 quả/cây/năm. Giống dừa uống nước có độ tuổi từ 1 đến 10 năm, thời gian ra hoa từ 2 đến 3 năm sau trồng và năng suất bình quân từ 51 đến 200 quả/cây/năm. Chi phí chăm sóc vườn dừa ở thời kỳ kinh doanh từ 10 đến 90 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận đem lại từ 30 đến 300 triệu đồng/ha/năm.
Từ khoá: cây dừa, hiệu quả kinh tế, tỉnh Tiền Giang, thực trạng canh tác.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Nông Sản Việt)
Trần Thị Hoàng Đông (Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế)
Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, Số 23