Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 14/05/2024 | 22:36

Thứ ba, 14/05/2024 | 22:36

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:43 ngày 14/10/2016

Ngành Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn ở cả 3 quý đầu năm 2017

Thông tin họp báo từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết: chưa bao giờ Ngành Dệt May Việt Nam (DMVN) gặp nhiều khó khăn như hiện nay, ngành Dệt May có thể chỉ đạt được tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 29 tỷ USD trong năm 2016. Dự báo cả 3 quý đầu năm 2017, ngành Dệt May Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, rất nhiều áp lực mới đè nặng, do đó các DN cần phải hết sức nỗ lực và thực hiện các giải pháp căn cơ thì mới có thể hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm.

Sáng ngày 7/10/2016, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tổ chức họp báo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm của ngành Dệt May Việt Nam và thông báo một chuỗi các sự kiện sẽ được diễn rà trong tháng 10 và 11/2016. Đó là Hội nghị Liên đoàn Dệt May các nước Đông Nam Á AFTEX; Hội nghị Quốc tế về “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN” và đặc biệt là Hội chợ HANOITEX 2016.

Đối mặt với khó khăn nhất trong 10 năm trở lại đây

Tại cuộc họp báo, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS cho biết: 9 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm nay, ngoài những yếu tố khách quan tác động như, nền kinh tế của một số nước nhập khẩu của dệt may Việt Nam đang gặp khó khăn, sự kiện Brexit ở Anh… thì một trong những khó khăn của ngành Dệt may bắt nguồn từ chính sách giữ tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định hơn so với một số đồng ngoại tệ, khiến hàng hóa của Việt Nam trở nên đắt hơn và sức cạnh tranh giảm so với các nước. Ngoài ra lãi vay ngân hàng cũng ở mức cao 8 - 10%/năm, gấp từ 2 đến 4 lần so với nhiều nước. Ben cạnh đó Quyết định điều chỉnh lương tối thiểu vùng lên 7,3% vào năm 2017 sẽ tiếp tục là gánh nặng cho DN dệt may khi những khó khăn của ngành chưa được tháo gỡ. Điều này sẽ khiến cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm.

Toàn cảnh buổi họp báo được VITAS tổ chức

Hiện tình trạng khan hiếm đơn hàng đãng xảy ra khá phổ biến, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp mới dệt may hiện mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm 2015. Trước tình hình này, VITAS khuyến cáo các DN phải thích ứng với tình hình thị trường, chấp nhận việc chuyển đổi đơn hàng để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.

Động thái của VITAS

9 tháng đầu năm 2016 là 9 tháng của những đề xuất cải cách khi VITAS đã rất trăn trở, đồng hành cùng các doanh nghiệp dệt may, tập hợp khối lượng lớn các kiến nghị quan trọng trình Thủ tướng Chính phủ cũng như các cơ quan, ban ngành liên quan để có hướng điều chỉnh, sửa đổi, phù hợp, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn hướng trọng tâm tới phát triển khu vực kinh tế tư nhân. 

VITAS đã nhận được đánh giá cao của doanh nghiệp khi nhiều kiến nghị của VITAS với Chính phủ về một số quy định quản lý chuyên ngành bất hợp lý đã được tiếp thu và sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, mà một trong những kiến nghị đó là sẽ bãi bỏ thông tư 37 về kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm giải phóng từ thuốc nhuộm azo. Nhiều kiến nghị khác đang được Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi hoặc đề xuất Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát, tháo gỡ.

Cũng chính vì những khó khăn của ngành Dệt May đang gặp phải, VITAS sẽ quyết định tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2016 với sự tham gia của toàn thể hội viên Hiệp hội để đánh giá tình hình và bàn giải pháp cho năm 2017. Hội nghị dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/12/2016 tại Hà Nội. Đây là cơ hội hữu ích cho cá doanh nghiệp dệt may có cơ hội cùng ngồi lại để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho chính cá nhân doanh nhiệp nói riêng và ngành Dệt May nói chung.

Theo Tạp chí Công Thương

lên đầu trang