Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 15/05/2024 | 18:36

Thứ tư, 15/05/2024 | 18:36

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:19 ngày 05/12/2016

Hà Nội: Tăng tốc phát triển thương mại điện tử

Ảnh minh họa

Kết quả ấn tượng

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, năm 2015, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên địa bàn đạt 1,16 tỷ USD. Riêng 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu bán lẻ trực tuyến đạt 1,04 tỷ USD, ước tính cả năm sẽ đạt khoảng 1,4 tỷ USD, chiếm 4,5% tổng doanh thu bán lẻ toàn thành phố.

Hiện nay, có 5.161 website TMĐT được tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật trên địa bàn TP. Hà Nội (chiếm 5,6% tổng số website). 9 tháng đầu năm, có 1.317 website TMĐT đăng ký mới, bao gồm 1.258 website bán hàng và 59 sàn giao dịch TMĐT.

Ngoài ra, TP. Hà Nội cũng chú trọng hỗ trợ ứng dụng các giải pháp bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề xuất khẩu; nâng cao năng lực cho doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước và quốc tế.

“Hà Nội đang khuyến khích quảng bá các website TMĐT tiêu biểu; tuyên truyền ứng dụng thanh toán điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử và các biện pháp an toàn thông tin; triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho sản phẩm, hàng hóa công nghiệp, dịch vụ chủ lực” - bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Tuy nhiên, việc phát triển TMĐT trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Hoạt động kinh doanh nội dung số như phim ảnh, sách, tài liệu, hình ảnh... trên môi trường mạng đang tồn tại nhiều bất cập về quyền sở hữu trí tuệ, nguồn gốc phát hành... Trong khi đó, việc giám sát hoạt động TMĐT sử dụng thiết bị di động khó khăn hơn nhiều so với việc giám sát TMĐT sử dụng máy tính.

Giải pháp phát triển

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã ký ban hành Chương trình số 78/CTr-UBND về phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020, tập trung vào một số điểm như: Phấn đấu đến năm 2020, doanh thu bán lẻ trực tuyến chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn; giữ vững thứ hạng trong nhóm 2 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số TMĐT hằng năm; nâng số lượng website TMĐT hoạt động theo quy định của pháp luật chiếm 20% trong tổng số website TMĐT hoạt động; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân số Hà Nội mua sắm trực tuyến đạt 70% số người sử dụng internet; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS), người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.

Một giải pháp trọng tâm để thúc đẩy phát triển TMĐT cũng được bà Trần Thị Phương Lan chia sẻ, hiện Hà Nội đang hưởng ứng mạnh mẽ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Năm 2017, Hà Nội sẽ tập trung ứng dụng TMĐT, nhằm hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực, sản phẩm hàng hóa truyền thống.

Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền về ứng dụng TMĐT trong sản xuất, kinh doanh, tăng mức lưu chuyển hàng hóa, hướng tới xuất khẩu, Hà Nội sẽ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực TMĐT; xây dựng chương trình tập huấn kiến thức TMĐT cho doanh nghiệp; ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề truyền thống xuất khẩu.

Giai đoạn 2016- 2020, Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TMĐT với chủ đề: “Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với bán lẻ trực tuyến trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2025”.

Theo Báo Công Thương

lên đầu trang