Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 07/05/2024 | 13:33

Thứ ba, 07/05/2024 | 13:33

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 08:29 ngày 16/03/2022

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu suất xử lý COD của mô hình UASB đối với nước thải sản xuất nước tương trong điều kiện thí nghiệm

Tóm tắt
Nước thải chứa một lượng lớn các chất hữu cơ chưa qua xử lý mà xả thải trực tiếp vào các nguồn nước tiếp nhận sẽ gây tác động xấu đến môi trường. Nước thải vừa chứa nhiều các hợp chất hữu cơ vừa có độ muối cao càng làm tăng thêm mức độ gây hại đến môi trường cũng như gây khó khăn cho công tác xử lý nước thải. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) để xử lý COD (Chemical Oxygen Demand) của nước thải có độ mặn cao - nước thải từ hoạt động sản xuất nước tương. Bùn hoạt tính kỵ khí được lấy từ bể kỵ khí của hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH nước chấm MeKong (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Thể tích bùn đưa vào cột UASB ở thời điểm ban đầu chiếm 40% thể tích cột. Mô hình được lắp dựng tại phòng thí nghiệm và vận hành với nước thải giả định (lưu lượng 10L/ngày) ở 3 giai đoạn tương ứng với nồng độ muối NaCl khác nhau lần lượt là 0,59%, 0,89%, 1,18%. Trong suốt quá trình thí nghiệm tiến hành phân tích các thông số như pH, COD, N-NH4, P-PO4 và theo dõi lượng biogas tạo thành trong thời gian 180 ngày. Kết quả thu được, ở nồng độ muối 0,89% NaCl hiệu suất khử COD của mô hình đạt giá trị cao nhất 77,2% với tổng thể tích biogas thu được trung bình là 8,5 L/ngày, mật độ vi sinh vật tương ứng ở giai đoạn này đạt 1,5 × 108 CFU/mL. 
Từ khóa: Nước thải sản xuất nước tương, mô hình UASB, xử lý COD.
(Ảnh minh họa)
Xem toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY.
Huỳnh Thị Điệp1, Trần Quang Vinh1, Nguyễn Hoàng Dũng1, Lê Quỳnh Loan1, Vũ Thị Tuyết Nhung1, Phạm Anh Vũ1, Ngô Kế Sương1Nguyễn Đắc Khải2Trần Thị Mỹ Ngọc1, Trần Trung Kiên1
1Viện Sinh học Nhiệt đới - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 2Công ty Cổ phần Tư vấn An Thịnh Phát
(Nguồn: Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm)

lên đầu trang