Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 01:36

Thứ hai, 29/04/2024 | 01:36

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:00 ngày 09/06/2022

90% doanh nghiệp muốn triển khai công nghệ mới để cạnh tranh

9 trong số 10 doanh nghiệp vận hành kho hàng toàn cầu nhất trí cần phải triển khai công nghệ mới để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế theo yêu cầu.
80% trong số đó xác nhận rằng đại dịch đã thúc đẩy họ thay đổi và hiện đại hóa nhanh hơn. Các doanh nghiệp trong khu vực CATBD cảm nhận được áp lực hiện đại hóa tương tự như các doanh nghiệp khác trên thế giới, với khoảng ba phần tư các nhà quản lý cho biết đại dịch đã thúc đẩy họ thay đổi.
Họ đã chuyển đổi định hướng và chi tiêu sang cho các công nghệ hỗ trợ tăng cường năng lực cho lực lượng lao động và tự động hóa luồng quy trình công việc. Chẳng hạn, 9 trong 10 doanh nghiệp vận hành kho hàng tại tất cả các khu vực, bao gồm khu vực CATBD, cho biết họ sẽ tăng cường sử dụng các thiết bị đọc mã vạch dạng đeo, máy in di động và máy tính bảng công nghiệp trong một vài năm tới cùng các phần mềm đo lường di động có thể tự động hóa việc đo kích thước các bưu kiện và hộp các-tông. Ngoài ra, 27% doanh nghiệp vận hành kho hàng trên toàn cầu và trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã triển khai công nghệ robot di động tự hành (AMR) ngay từ bây giờ.
Vivien Tay - Giám đốc Giải pháp ngành Vận tải & Giao nhận, Zebra Technologies, cho biết: "Những đứt gãy do các sự kiện toàn cầu gần đây gây ra đã cho thấy tầm quan trọng của chuỗi cung ứng linh hoạt và có khả năng chống chịu. Điều đáng khích lệ là các doanh nghiệp vận hàng kho hàng tại CATBD đang chủ động hành động. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 84% trong số họ mong muốn tích hợp công nghệ mới để củng cố hoạt động vận hành và cơ sở hạ tầng”.
Nhân viên kho hàng đang dần thoải mái hơn với việc người sử dụng lao động ứng dụng công nghệ tiên tiến. Gần một nửa (45%) nhân viên kho hàng trên toàn cầu nói rằng người sử dụng lao động đã tăng lương hoặc thưởng vì thiếu hụt nhân lực và hầu hết (82%) cảm thấy tình hình đã có những tác động tích cực. Xu hướng này được tiếp tục tại châu Á Thái Bình Dương, nơi 9 trong số 10 nhân viên kho hàng cảm nhận thấy viễn cảnh tích cực mặc dù chỉ 34% trong số họ cho biết chủ doanh nghiệp có tăng thù lao.
Chủ doanh nghiệp cũng đang cải thiện điều kiện làm việc bằng các phương pháp khác nhau như trang bị thêm công nghệ để sử dụng trong công việc và ứng dụng công nghệ để tạo các ca làm việc linh hoạt hơn. Trên thực tế, 9 trong số 10 nhân viên kho hàng tham gia khảo sát trên toàn thế giới đồng thuận rằng tiến bộ công nghệ sẽ làm cho môi trường kho hàng hấp dẫn hơn với nhân viên, kể cả khi chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tăng vọt và áp lực về thời hạn ngày càng tăng.
Trong khi 61% doanh nghiệp vận hành kho hàng toàn cầu mong muốn tăng số lượng nhân viên trong năm tới để đảm bảo lực lượng lao động, họ cũng cho biết việc tìm kiếm (55%) và đào tạo (54%) nhân viên kịp thời vẫn còn là những thách thức lớn. Đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi 53% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng nhân công và 59% gặp khó khăn trong đào tạo. Vì vậy, hơn tám trong số 10 nhà quản lý trên thế giới rằng trong tương lai họ sẽ phải trông cậy nhiều hơn vào công nghệ tự động hóa.
Trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp vận hành kho hàng sử dụng robot AMR nhằm mục tiêu lấy hàng giúp nhân viên, vận chuyển vật liệu và các loại hàng hóa khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp sẽ đầu tư vào phần mềm giúp tự động hóa phân tích và ra quyết định. Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, 95% các nhà quản lý cho biết họ mong muốn đầu tư vào phần mềm này để nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc của nhân viên cũng như giảm chi phí nhân công. Tỷ lệ này cao hơn một chút so với trung bình toàn cầu (94%).
Bà Tracy Yeo - Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam, chia sẻ: “Thời gian đào tạo nhân viên trung bình để họ có thể làm việc đầy đủ là 4,7 tuần. Như vậy, 51% các nhà quản lý trên toàn cầu và 56% tại khu vực châu Á Thái Bình Dương cảm nhận rằng cần phải loại bỏ các tác vụ không cần thiết để nhân viên có thể tập trung vào các công việc phục vụ khách hàng, từ đó sử dụng lao động hiệu quả hơn."
Khi các doanh nghiệp vận hành kho hàng tăng cường mức độ tự động hóa, có ý kiến cho rằng có những nghề nghiệp có thể bị biến mất. Mặc dù vậy, những người tham gia nghiên cứu tin rằng tự động hóa sẽ giúp bảo đảm công việc cho nhiều người hơn và thực hiện những công việc chưa có người làm.
Các nhà quản lý cần lưu ý: chỉ 36% người tham gia khảo sát trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và 41% trên toàn cầu hoàn toàn đồng ý rằng ứng dụng các công nghệ kho hàng như công nghệ robot và các thiết bị có thể thu hút và giữ chân nhân công, mặc dù hầu hết là nhân viên kho hàng.
"Tự động hóa là một nhân tố tuyệt vời để tạo công bằng, đặc biệt khi thiếu nhân công hay trong các giai đoạn nhu cầu tăng bất thường hay mùa cao điểm khi việc nhanh chóng bổ sung nhân công gặp nhiều khó khăn. Một điểm thú vị là tại thời điểm này, nhân viên cảm nhận được điều đó tốt hơn các doanh nghiệp vận hành kho hàng, khiến cho việc tăng cường năng lực cho lực lượng lao động trong môi trường kho hàng trở thành một điều kiện kinh doanh bắt buộc." - Bà Tay cho biết thêm.
Nguồn: Báo Công Thương 

lên đầu trang