Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 16/05/2024 | 04:27

Thứ năm, 16/05/2024 | 04:27

Tin KHCN

Cập nhật lúc 10:39 ngày 07/04/2023

Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong phát triển các lĩnh vực ngành Công Thương

Ngành Công Thương luôn xác định đổi mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ cao là một nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, gắn với xây dựng quốc gia khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những cơ hội lớn, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Nếu vẫn tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào tăng vốn và lao động giá rẻ, tăng đầu tư FDI thiếu sự lựa chọn mang tính chiến lược với quá nhiều ưu đãi không phù hợp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chất lượng không cao, thúc đẩy tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ở những phân khúc công nghệ thấp, chủ yếu là gia công, lắp ráp…thì hiệu quả tăng trưởng sẽ thấp và tiếp tục suy giảm. Sự chênh lệch lớn về trình độ đổi mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao trong một môi trường quốc tế có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế luôn nằm về phía không làm chủ được công nghệ tiên tiến. Đây là một thách thức rất lớn đối với nước ta.
Con đường duy nhất là phải coi đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao là một đột phát chiến lược. 
Trong mô hình tăng trưởng,  phát triển theo chiều rộng, với đặc trưng cơ bản là thâm dụng vốn, đất đai và tài nguyên, lao động giá rẻ, sản phẩm chủ yếu là chế biến thô, sơ chế với trình độ công nghệ thấp, thiên về tăng quy mô số lượng, giá trị gia tăng thấp. Mô hình tăng trưởng đó đã phát huy vai trò quan trọng đổi với sự phát triển đất nước trong gần 35 năm qua. Tuy nhiên, với trình độ công nghệ thấp không đưa lại năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm thấp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và của cả nền kinh tế thấp, chậm được cải thiện. Chính điều này đã làm suy giảm đáng kể động lực tăng trường trong giai đoạn 2010 - 2016. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu khách quan phải chuyển mạnh sang mô hình phát triển theo chiều sâu; điều này được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng (2011).
Đón đầu xu hướng của CMCN4.0, ngay từ năm 2017, Bộ Công Thương đã thực hiện một cuộc khảo sát diện rộng, sử dụng phương pháp luận và bộ chỉ số đánh giá của Hiệp hội Kỹ thuật Cơ khí của Đức – VDMA. Kết quả cho thấy, mức độ sẵn sàng với CMCN4.0 của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang ở mức thấp với điểm trung bình toàn ngành là 0,53/5. Năng lực tiếp cận hạn chế ở cả 06 trụ cột, gồm: Chiến lược và Tổ chức; Nhà máy thông minh; Vận hành thông minh; Dịch vụ dựa trên nền tảng dữ liệu; Sản phẩm thông minh và Người lao động. 
Bên cạnh việc thiếu một Chiến lược phát triển phù hợp với bối cảnh của cuộc CMCN4.0, khả năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp cũng đang bị hạn chế bởi những vấn đề có tính chất hết sức cơ bản mà ngay cả doanh nghiệp cũng chưa nhận thức hết được. 
Hạn chế đầu tiên phải kể đến là khả năng số hóa dữ liệu, kết nối dữ liệu trong nội bộ doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp và các đối tác trong chuỗi còn rất hạn chế; điều này dẫn đến khả năng tự vận hành theo thay đổi, tự động quản trị của doanh nghiệp rất thấp, chỉ ở mức 2% (ở phạm vi toàn doanh nghiệp); 11-12 % (ở các khu vực riêng lẻ trong doanh nghiệp).
Bộ Công Thương đã có sự vào cuộc, chuẩn bị từ rất sớm thông qua các hoạt động nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng của doanh nghiệp, triển khai nhiều hoạt động có tính chất thí điểm. Thực hiện chỉ đạo Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm cụ thể mục tiêu và ưu tiên của ngành Công Thương gắn với cuộc CMCN4.0.
Theo https://moit.gov.vn/
lên đầu trang