Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 15:12

Thứ hai, 29/04/2024 | 15:12

Chính sách

Cập nhật lúc 10:34 ngày 08/03/2024

Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về KHCN ngành Công Thương

Trong năm 2023, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Công Thương đặc biệt ưu tiên. Trong đó, Vụ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì xây dựng 01 Thông tư, 02 Quyết định của Bộ trưởng. Đồng thời, tích cực, chủ động tham gia rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Là một trong những tổ chức thuộc Bộ Công Thương, Vụ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng xây dựng và trình Bộ trưởng hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, lộ trình, chương trình nghiên cứu, phát triển và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt đối với các lĩnh vực thuộc chức năng được phân công, góp phần đảm bảo quyền lợi trước pháp luật cho các hoạt động KH&CN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Ông Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ KH&CN báo cáo hình hình hoạt động của các Viện nghiên cứu ngành Công Thương tại buổi làm việc với Bộ trưởng vào tháng 10/2023 
Trong năm 2023, Vụ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì xây dựng 01 Thông tư, 02 Quyết định của Bộ trưởng. Đồng thời tích cực, chủ động tham gia rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong lĩnh vực được phân công; tham gia góp ý và là thành viên của nhiều Tổ biên tập, Tổ soạn thảo các văn bản QPPL của Bộ và các đơn vị có liên quan.
Cụ thể, để thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định số 1943/QĐ-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Vụ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu và Vụ pháp chế rà soát để xây dựng Thông tư thay thế các Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa (SPHH) nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương: Thông tư số 41/2015/TT-BCT; Thông tư số 29/2016/TT-BCT; Thông tư số 33/2017/TT-BCT. Thông tư ban hành đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý sản phẩm hàng hóa, phân công trách nhiệm quản lý của Bộ, đồng thời, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thực tiễn kinh doanh trong từng thời kỳ. Hiện nay, hồ sơ dự thảo Thông tư đã gửi lấy ý kiến Lãnh đạo bộ, chờ ban hành.
Vụ KH&CN cũng triển khai tham gia, góp ý một số văn bản như: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 107/2016/NĐ-CP; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP; Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; dự thảo Thông tư ban hành định mức KTKT các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về đánh giá trình độ và năng lực công nghệ; hỗ trợ xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ; hỗ trợ đổi mới công nghệ; hỗ trợ chuyển giao công nghệ; Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2015/TT-BKHCN; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018; Thông tư quy định tổ chức quản lý Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; v.v…
Đồng thời, là đầu mối của Bộ Công Thương tham gia góp ý dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm triển khai Quyết định số 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/01/2021 phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng, minh bạch sẽ tạo động lực phát triển các hoạt động nghiên cứu KHCN (Ảnh minh hoạ)
Vụ cũng tiến hành chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ tiến hành khảo sát tình hình thực hiện thực hiện các quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT tại 14 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng; tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ và kiến nghị các nội dung cần xem xét, sửa đổi trong Thông tư số 43/2015/TT-BCT quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Xây dựng hoạch và triển khai rà soát nội dung Thông tư số 36/2019/TT-BCT quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Thực hiện phân công của Lãnh đạo Bộ, Vụ đã cử đại diện tham gia xây dựng, tham mưu lãnh đạo Bộ có ý kiến tham gia về các vấn đề xây dựng, sửa đổi các Luật, Nghị định, Thông tư của các Bộ, ngành khác liên quan đến lĩnh vực KH&CN, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế, sở hữu trí tuệ, v.v…Cũng như tham mưu Lãnh đạo Bộ có ý kiến đối với các bộ, ngành có liên quan để hoàn thiện, đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản có liên quan tới việc sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; trình ban hành Quyết định số 1002/QĐ-BCT ngày 24 tháng 4 năm 2023 thay thế một phần quy định tại Quyết định số 12798/QĐ-BCT ngày 23 tháng 11 năm 2015.
Ngoài ra, để thống nhất việc quản lý hoạt động KH&CN của Bộ Công Thương, chuẩn hóa quy trình và cách thức tổ chức thực hiện, cập nhật bổ sung các hướng dẫn mới của Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ đã dự thảo Quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ của Bộ Công Thương nhằm tiến tới thay thế quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 và Thông tư số 37/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2014/TT-BCT. 
Có thể thấy, trong năm 2023, Vụ Khoa học và Công nghệ đã không ngừng nỗ lực, tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, các văn bản quy phạm pháp luật được trình/ ban hành đều tập trung vào việc tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động KH&CN của ngành, tạo cơ sở đảm bảo môi trường hoạt động lành mạnh, bình đẳng, với mục đích chung là phát triển bền vững các hoạt động thuộc lĩnh vực KH&CN ngành Công Thương.
Minh Khuê
lên đầu trang