Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 30/04/2024 | 01:24

Thứ ba, 30/04/2024 | 01:24

Đo lường chất lượng

Cập nhật lúc 08:21 ngày 15/04/2024

Chuyển đối số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định 455/QĐ-BKHCN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án).
Với quan điểm đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp là mục tiêu trong hoạt động chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả; Hình thành tư duy chuyển đổi số dựa trên nền tảng tư duy cải tiến năng suất và tư duy quản trị tinh gọn, tạo sự thay đổi cơ bản về nhận thức, phương thức làm việc, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động với người dân và doanh nghiệp trong công tác quản lý về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, phù hợp với các xu hướng hướng tiếp cận công nghiệp 4.0, phục vụ quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Bộ KH&CN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ảnh: Báo Chính phủ)
Đề án đã xác định các mục tiêu định hướng đến năm 2030 bao gồm: Triển khai các hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên môi trường số, được thiết kế và vận hành dựa trên nền tảng dữ liệu số và công nghệ số, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, tối ưu hơn, hiệu quả hơn trong công tác thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước.
Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng có khả năng kết nối, đồng bộ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia.
Xây dựng hạ tầng số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo mô hình kết hợp giữa tập trung và phân tán, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Để thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra, Đề án cũng chỉ rõ một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
Về hạ tầng số: Hình thành, phát triển hạ tầng số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối từ trung ương đến địa phương; tăng cường đầu tư, nâng cấp, duy trì các trang thiết bị, hệ thống an toàn thông tin phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 
Về dữ liệu số: Xây dựng hệ thống tích hợp dữ liệu số toàn ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền đảm bảo kết nối, chia sẻ khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội. 
Về xây dựng nền tảng số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Xây dựng nền tảng thông tin đám mây ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông minh (Intelligent Standards, Metrology And Quality, iSTAMEQ) cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trên môi trường số, tăng cường chia sẻ, kết nối, tiếp nhận thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 
Việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin được phân cấp, phân quyền thực hiện theo các quy định của pháp luật. Ưu tiên thuê các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng để quản lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan.
Xem chi tiết: tại đây
Tố Uyên

lên đầu trang