Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 12/10/2024 | 09:43

Thứ bảy, 12/10/2024 | 09:43

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 09:03 ngày 28/05/2024

Lưu trữ CO2 trong các thành tạo địa chất và đánh giá tiềm năng lưu trữ CO2 ở Việt Nam

Tóm tắt:
Trong số các biện pháp giảm phát thải, việc lưu trữ CO2 trong các thành tạo địa chất (CCS) đã và đang trở thành phương pháp được quan tâm. CCS bao gồm 4 giai đoạn: thu giữ, vận chuyển, lưu trữ và theo dõi CO2 dưới lòng đất để đảm bảo lưu trữ an toàn và lâu dài. Các cơ chế để lưu trữ CO2 trong các địa tầng dưới sâu bao gồm cơ chế vật lý và hóa học/địa hóa. Đối tượng lưu trữ CO2 phù hợp là các mỏ dầu khí cạn kiệt, các tầng chứa nước mặn, tầng đá basalt hoặc vỉa than không thể khai thác bằng phương pháp thông thường. Bài báo cập nhật  hiện trạng nghiên cứu và triển khai CCS trên thế giới, khu vực Đông Nam Á và ở Việt Nam, đồng thời giới thiệu kết quả nghiên cứu về tiềm năng lưu trữ CO2 ở Việt Nam.
Từ khóa: Lưu trữ CO2, thành tạo địa chất.
Các phương pháp khác nhau để lưu trữ lâu dài CO2 trong các thành tạo địa chất
Xem chi tiết: tại đây
Nguyễn Quang Tuấn, Bùi Huy Hoàng, Đỗ Mạnh Toàn, Nguyễn Hoàng Anh (Viện Dầu khí Việt Nam)
Nguồn: Tạp chí Dầu khí (S1-2023)

lên đầu trang