Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 17/09/2024 | 01:58

Thứ ba, 17/09/2024 | 01:58

Năng suất chất lượng

Cập nhật lúc 14:12 ngày 26/08/2024

Làm sao để nâng cao năng suất nội ngành?

Theo các chuyên gia, cần đánh giá năng suất từng ngành, lĩnh vực, hàng năm có các chương trình hành động tháo gỡ điểm nghẽn tác động giảm sút năng suất, thực thi hành động thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng.
Chuyên gia cho rằng, nên tập trung vào các ngành đóng góp nhiều vào GDP hoặc tỉ trọng lao động cao, có đà tăng năng suất nhanh, điển hình như: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ thương mại; xây dựng; dịch vụ lưu trú, ăn uống; thông tin, truyền thông; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí.
Về công nghiệp, cần tập trung phát triển theo chiều sâu, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu ngành công nghiệp. Ưu tiên thu hút đầu tư những dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất.
Theo chuyên gia, cần thực thi các hành động thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng.
Về nông nghiệp, cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường...
Về thương mại, dịch vụ, cần phát triển đa dạng, chất lượng và bền vững các loại hình dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, tương xứng với lợi thế của địa phương. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng các loại hình dịch vụ và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Trong thập kỷ qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá mạnh mẽ góp phần làm tăng năng suất lao động chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là kênh tác động mạnh tới tăng năng suất lao động. Theo đó, năng suất lao động của một quốc gia được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp (như nông nghiệp) sang những ngành, khu vực có năng suất lao động cao hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động mạnh mẽ tới tăng năng suất lao động từ 1990 đến 2010, nhưng giai đoạn 2011-2020 nâng cao năng suất nội ngành đang có xu hướng trở thành yếu tố tác động chính tới tăng năng suất lao động. Năng suất lao động của một quốc gia là tổng hợp năng suất của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, muốn tăng năng suất cả nền kinh tế trước hết phải tăng năng suất của từng ngành. Như vậy, để nâng cao năng suất chung của nền kinh tế, cần xem xét tác động nâng cao năng suất nội ngành, đặc biệt những ngành kinh tế chủ lực đóng góp nhiều vào GDP hoặc có tỉ trọng lao động cao. Để có được các giải pháp nâng cao năng suất, cần đánh giá đúng thực trạng năng suất và tập trung tháo gỡ các nút thắt đối với sự phát triển bền vững của từng ngành.
Nguồn: vietq.vn
lên đầu trang