Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:18

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:18

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:29 ngày 31/07/2020

Hiệp định EVFTA sẽ mở ra làn sóng thương mại - đầu tư mới

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được giới chuyên môn đánh giá sẽ kích hoạt làn sóng thương mại - đầu tư mới nếu Việt nam tiếp tục củng cố môi trường kinh doanh và hoàn thành khung pháp lý cho thương mại và đầu tư.
Đây là nhận định từ buổi đối thoại giữa lãnh đạo TPHCM với doanh nghiệp với chủ đề “Phát triển kinh tế và nắm bắt cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu” vào sáng 28/7 tại TP. HCM vừa qua. 
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND Tp. HCM ông Nguyễn Thành Phong cho biết với 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU, Hiệp định này được kỳ vọng sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên. 
Trong bối cảnh mọi nơi trên thế giới đang đấu tranh với dịch COVID, đại diện Thành phố cam kết sẽ nỗ lực tối đa cho một môi trường không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đảm bảo các doanh nghiệp có điều kiện vận hành ổn định. 
Ông Phong cũng nhấm mạnh EU từ lâu đã là một đối tác kinh tế quan trọng của Thành phố, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Hiệp định này sẽ là cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. 
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ông Jean-Jacques Bouflet cho hay yếu tố quyết định tới sự thực hiện thành công EVFTA là tiến trình cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. 
Dự kiến có hiệu lực vào tháng 8 tới, EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam ra thị trường châu Âu, một trong những thị trường lớn và sinh lợi tốt nhất thế giới. 
Với dân số trên 500 triệu, GDP trên 15 tỷ đô, đóng góp 22% vào GDP toàn cầu, EU là nhà xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới với giá trị thương mại hàng năm lên tới 3.8 tỷ đô. 
Theo ông Bouflet trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong cải thiện điều kiện kinh doanh và hiện đại hóa các thủ tục hành chính để nắm bắt các cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế. EVFTA một lần nữa khẳng định sự tin tưởng của EU dành cho chúng ta. 
Những khuyến nghị
Theo ông Bob Fletcher, Phó Chủ tịch phụ trách vận tải và logistic Euro Cham, ngoài yếu tố chất lượng hàng hóa và giá cả, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các quy định về nguồn gốc xuất xứ, trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường nếu muốn tồn tại lâu dài tại thị trường này.
"Các quy định pháp lý về nguồn gốc xuất xứ cũng như là quy định cho sản phẩm được gắn nhãn "Made in Việt Nam" cần sớm được ban hành", ông Fletcher khuyến nghị. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cần chú ý tới việc tự chứng nhận nguồn gốc cho phù hợp với quy định Việt Nam và EVFTA để tránh bị làm giả nhãn mác. 
Một yếu tố nữa cần chú ý, theo ông Fletcher, đó là "gu" của khách hàng EU. 
Còn với ông Alexandre Sompheng, Chủ tịch ủy ban thương mại điện tử Eurocham, thì Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh nền kinh tế số và quảng bá các ứng dụng công nghệ hiện đại. 
Ông Bouflet thì nhấn mạnh thị trường EU là một thị trường khó tính, do đó các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tới vấn đề an toàn và các tiêu chuẩn ATTP, thủ tục quản lý để cung các các thông tin minh bạch liên quan tới lao động và môi trường làm việc. 
Sách trắng EuroCham
Nhân dịp này, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam đã cho ra mắt Sách trắng EuroCham 2020 (phiên bản lần thứ 12). Sách trắng nêu lên các vấn đề quan trọng nhất trong vận hành kinh doanh, cũng như là nêu ra những khuyến nghị hành động giúp cải thiện môi trường kinh doanh giữa 2 bên. 
Theo thỏa thuận, 85,6% các dòng thuế nhập khẩu của khối EU sẽ được loại bỏ, tương đương với 70,3% lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, khi Hiệp định có hiệu lực. 
Sau 7 năm, con số này sẽ được nâng lên 99,2%, tương đương 99,7% hàng hóa.
Về phía Việt Nam, 48,5% dòng thuế sẽ được dỡ bỏ, tương đương 64,5% lượng hàng xuất khẩu từ châu Âu ngay sau khi Hiệp định được thực thi; và sau giai đoạn 7 năm thì con số này sẽ là 91,8%.
Hương Giang 

lên đầu trang