Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 15/05/2024 | 13:31

Thứ tư, 15/05/2024 | 13:31

Tin KHCN

Cập nhật lúc 08:07 ngày 16/11/2020

Thái Nguyên sẽ trở thành trung tâm chuyển đổi số khu vực Trung du miền núi phía Bắc

Theo nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng lớn để thực hiện chuyển đổi số tạo động lực cho kinh tế phát triển và Bộ trưởng cũng dự báo đến năm 2030 tỉnh có thể dẫn đầu khu vực.
Theo báo cáo của tỉnh Thái Nguyên, trong bối cảnh chịu tác động chung của đại dịch COVID-19, năm 2020, tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với lĩnh vực TT&TT, toàn tỉnh có 11 đơn vị cung ứng dịch vụ bưu chính với 225 điểm phục vụ, 1.600 điểm thu phát sóng điện thoại di động, mạng lưới cáp quang được kéo đến 100% số xã, thị trấn trong tỉnh, tổng thuê bao điện thoại di động hơn 1,1 triệu thuê bao, đạt xấp xỉ 100 thuê bao/100 dân và có gần 900.000 thuê bao sử dụng dịch vụ internet.
Nền tảng công nghệ để chuyển đổi số của Thái Nguyên được xếp vào vị trí hàng đầu cả nước.
Hạ tầng CNTT được trang bị khá đầy đủ trong các cơ quan đảng, nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh có đầy đủ 4 loại hình báo chí, đảm bảo hoạt động đúng định hướng, góp phần tích cực trong công tác quảng bá, tuyên truyền về tỉnh, định hướng dư luận...
Trong xây dựng chính quyền điện tử, 100% cơ quan Nhà nước trong tỉnh đã có trang web, cổng thông tin cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định, phần mềm quản lý văn bản và điều hành được triển khai tập trung đến 100% cơ quan Nhà nước trong tỉnh, từ cấp xã đến cấp tỉnh. Từ cuối năm 2019, tỉnh đã trang bị phần mềm một cửa đến 100% các cơ quan nhà nước.
Đến cuối năm 2020, Thái Nguyên đã cung cấp hơn 1.700 thủ tục hành chínhdịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức, tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến mức 3 và mức 4 đạt gần 30%...
Về định hướng chuyển đổi số đến năm 2030, Thái Nguyên phấn đấu 85% dân số có kỹ năng số cơ bản; chính quyền điện tử, chính quyền số của tỉnh thuộc nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước; thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt 80%...
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ TT&TT đã cho ý kiến và thống nhất nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến các đề xuất của tỉnh Thái Nguyên về việc thúc đẩy quá trình xây dựng khu CNTT tập trung Yên Bình trên diện tích 200 ha; giới thiệu doanh nghiệp hỗ trợ tỉnh thực hiện thí điểm chuyển đổi số tại 4 xã miền núi đặc biệt khó khăn; thống nhất cơ chế hỗ trợ đầu tư nền tảng chia sẻ dữ liệu và thực hiện chuyển đổi số trên quy mô toàn tỉnh; đầu tư phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng sóng 3G, 4G, hướng đến phát triển mạng 5G trên địa bàn tỉnh.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tiềm năng và lợi thế của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp CNTT mà không phải địa phương nào cũng có được.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị, tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng chiến lược cụ thể, ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số, đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền số, trước mắt là bắt tay vào đầu tư hạ tầng viễn thông số trong thời gian tới. Đồng thời, tỉnh cần có sự đầu tư lớn để xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của cả khu vực Trung du miền núi phía Bắc.
Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định, Bộ sẽ hỗ trợ tích cực về công nghệ, đào tạo nhân lực, kết nối doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu này trong thời gian sớm nhất...
Theo Tạp chí Điện tử
lên đầu trang