Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 14/05/2024 | 09:20

Thứ ba, 14/05/2024 | 09:20

Tin KHCN

Cập nhật lúc 11:57 ngày 21/12/2020

Hóa học xanh: Hướng đi bền vững công nghiệp hóa chất

Doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp hóa chất có mức độ gây ô nhiễm và phát sinh chất thải nguy hại cao nhất đối với môi trường tự nhiên và tác động xấu đến sức khỏe con người. Tiếp cận qui trình hóa học xanh (HHX) trong sản xuất..., sẽ là hướng đi thích hợp giúp các doanh nghiệp hóa chất phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, công nghiệp đã là ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế. Quá trình phát triển các ngành công nghiệp, chất thải đã và đang đe dọa gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nguồn nước… và sức khỏe người dân nghiêm trọng. Ước tính, mỗi năm sản xuất công nghiệp tại Việt Nam có thể phát thải khoảng gần 3 triệu tấn chất thải rắn, trong đó có khoảng 30% là chất thải độc hại.
Trong sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp hóa chất có mức độ gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Hầu hết các loại chất thải của ngành công nghiệp hóa chất đều rất độc hại, tác động xấu đến môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà cả lâu dài trong tương lai. Tại cuộc hội thảo “HHX và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) phối hợp với Câu lạc bộ Sơn và Mực in miền Bắc, tổ chức ở Hà Nội mới đây, đại diện UNDP, đánh giá: Ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ngành hóa chất Việt Nam cũng đã và đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó là tiềm ẩn những rủi ro gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tác động xấu đến sức khỏe người dân, đòi hỏi doanh nghiệp cần có cách tiếp cận các hướng đi mới để phát triển, sản xuất, tiêu dùng bền vững, có trách nhiệm hơn với xã hội.
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp nhiệt. Ảnh minh họa
Các nghiên cứu đã cho thấy, trong sản xuất công nghiệp, chủ động ngăn ngừa sự hình thành chất thải sẽ tốt hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí bỏ ra để xử lý hoặc loại bỏ chất thải thải sau khi nó đã được tạo ra. Hơn nữa, việc tạo ra nhiều chất thải thì chính các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với nhiều chi phí xử lý môi trường, chi phí xã hội, chi phí khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm tác động đến sức khỏe cộng đồng.
Ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường, UNDP Việt Nam, cho biết: HHX là xu hướng tất yếu đang được thúc đẩy ở cấp toàn cầu trong sản xuất công nghiệp…, nhằm không gặp lại sai lầm của quá khứ như việc phát minh và sử dụng hóa chất độc hại bảo vệ thực vật DDT; hay sản xuất và sử dụng hóa chất có chứa chất dioxin, thủy ngân, chất CFC gây phá hủy tầng ozon...
“Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương. Để các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam tham gia tốt hơn vào các chuỗi cung ứng và có lợi ích lớn hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng HHX. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng dài hạn, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chio phí, đảm bảo phát triển bền vững” - ông Đào Xuân Lai khuyến nghị.
Cách thức thực hiện HHX, đó là: Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng cho phụ nữ và nam giới ở mọi cấp độ, thúc đẩy cơ hội việc làm, bảo đảm sự riêng tư và an toàn cho người lao động. Cung cấp sản phẩm chất lượng làm bằng nguyên vật liệu an toàn, không độc hại với giá cả hợp lý; thực hiện nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo và hữu ích hơn theo thời gian. Cung cấp giáo dục cho các nguồn cung cấp nhằm mục đích tạo ra nguyên liệu tốt và an toàn hơn. Thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng và phát triển khu vực, tập trung vào khu vực nơi nhà máy hoặc nguồn cung cấp (ví dụ trong trường hợp bột giấy và giấy) đặt đại bản doanh.
Đồng thời, đảm bảo mua nguyên liệu an toàn đối với môi trường và xã hội; tránh đảo lộn đa dạng sinh học; đảm bảo quy trình sản xuất không ô nhiễm; đảm bảo tính minh bạch trong giao tiếp về thông tin môi trường; ủng hộ đóng gói thân thiện với môi trường; tạo ra sản phẩm và quy trình sản xuất thân thiện môi trường; hướng tới tình nguyện tham gia HHX được coi là tham gia một phần vào chính sách trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp.
Ông Đặng Anh Tú - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần SơnNishu, một doanh nghiệp đang thực hiện HHX, chia sẻ: “Để người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm xanh, chúng ta cần có vật tư xanh, sản xuất xanh. Khi và chỉ khi nhận thức được rằng, HHX giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân, doanh nghiệp mới có thể sản xuất ra sản phẩm xanh bền vững. Nhờ áp dụng HHX, Nishu đã thực hiện được đêìu vừa nêu, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí về năng lượng (điện).
HHX là một qui trình đang được triển khai trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam trong khung khổ hợp tác giữa UNDP và Bộ Công Thương, tại một số doanh nghiệp như Công ty mạ Plato và Công ty sơn Nishu…, nhằm mục đích giảm các chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) hàng năm và giảm phát thải khí nhà kính.
Theo: Báo Công Thương

lên đầu trang