Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 18:01

Thứ sáu, 26/04/2024 | 18:01

Chính sách

Cập nhật lúc 12:20 ngày 08/01/2021

Giải pháp phát triển cho ngành Công nghiệp công nghệ cao

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đến nay vẫn chưa có hồi kết. Ngành Công nghiệp công nghệ cao cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch, nhưng với quyết tâm biến thách thức thành cơ hội, ngành Công nghiệp công nghệ cao kỳ vọng sự bứt phá trở lại khi dịch bệnh Covid-19 đi qua.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và với sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước, đến hôm nay chúng ta đã bước đầu thắng lợi trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, hoàn thiện hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư đã giúp Việt Nam vực dậy ngành công nghiệp công nghệ cao, phục hồi nền kinh tế.
Nhận định tầm quan trọng của phát triển công nghiệp công nghệ cao trong nền kinh tế hậu Covid-19, Đảng và nhà nước cùng các Ban, ngành liên quan đã thống nhất những nhiệm vụ về phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghệ chế tạo đạt trên 20%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm. Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%. Xây dựng 1 số doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế
Theo đó, các đơn vị cần đẩy nhanh thủ tục xúc tiến đầu tư các Khu, Cụm công nghiệp theo kế hoạch được phê duyệt; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trên các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin; đôn đốc triển khai dự án; hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phần mềm. Các Sở, ngành tiếp tục chú trọng thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch của thế giới...
Có thể khẳng định, “sức nóng” của ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày càng tăng theo chiều hướng bền vững. Mặt khác, hiện tại, các địa phương trên cả nước cũng đang xây dựng mô hình “Thành phố thông minh”, trong đó công nghệ thông tin là thành phần cốt lõi. Điều này cũng giúp thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao, kéo theo nhu cầu rất lớn về nhân lực chất lượng cao trong cả tương lai ngắn và dài hạn.
Theo: Báo Công Thương

lên đầu trang