Thứ tư, 15/01/2025 | 15:19
Sở Công Thương Hà Nội sẽ tổ chức Hội chợ kết nối nông sản thực phẩm an toàn cung ứng cho các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 từ ngày 10/8/2022 đến ngày 14/8/2022.
150 gian hàng của 70 đơn vị với nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP của các địa phương đã tham gia Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2022. Nguồn: Báo Công Thương
Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2022 diễn ra vào chiều ngày 26/4 tại Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, Hà Đông, Hà Nội. Hội chợ được tổ chức nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” trên địa bàn thành phố.
Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã chủ động hỗ trợ các đơn vị sản xuất kết nối tiêu thụ các sản phẩm rau củ quả tại các siêu thị, góp phần giúp các đơn vị sản xuất có đầu ra ổn định, chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Phú Thọ là tỉnh sản xuất ra sản lượng nông nghiệp lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường của toàn tỉnh cũng như cung ứng ra thị trường các tỉnh lân cận và hướng tới xuất khẩu. Theo đó, công tác triển khai đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là đối với việc hình thành các chuỗi thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn được tỉnh hết sức quan tâm.
Như chúng ta đã biết, sử dụng phụ gia thực phẩm đã đồng hành và hỗ trợ đắc lực trong suốt quá trình phát triển của các ngành chế biến thực phẩm. Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, sản phẩm thực phẩm được đòi hỏi phải ngày càng đa dạng, có chất lượng khác biệt, có giá cả cạnh tranh nhưng đồng thời phải an toàn, dinh dưỡng cho sức khỏe người tiêu dùng.
Cùng với công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm được thực hiện kịp thời, đúng quy định, một trong những điểm nổi bật trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm 9 tháng năm 2021 của tỉnh Kon Tum đó là việc tiếp tục xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn.
Bên cạnh công tác thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm có trọng tâm, trọng điểm và được triển khai đồng loạt trên địa bàn, TP. Hồ Chí Minh còn xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa thành phố và các tỉnh.
Tính đến nay, đã có 207.235 cơ sở ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; đồng thời, hỗ trợ 245.000 tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Với sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền các cấp đến các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và người dân, công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả trong thời gian qua.
Tại Hà Tĩnh, thị trường hàng hoá phục vụ Tết bắt đầu nhộn nhịp dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán. Điều này khiến khá nhiều người tiêu dùng lo ngại thực phẩm bẩn đội lốt hàng đảm bảo nhan nhản tuồn ra thị trường. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 12/2020, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã đồng loạt ra quân, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn.
Để góp phần thúc đẩy hệ thống phân phối phát triển và đáp ứng ngày càng tốt hơn các điều kiện về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều nội dung về phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn và quản lý chợ an toàn thực phẩm.
Hiện cả nước có trên 1.084 siêu thị, 204 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi hiện đang phát triển nhanh, được phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn.
Tại Hội nghị do Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất, phân phối các sản phẩm thực phẩm an toàn. Đồng thời, đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; trưng bày, giới thiệu thông tin các sản phẩm thực phẩm an toàn, các giải pháp nâng cao an toàn thực phẩm, góp phần tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn.
Tiếp nối thành công năm 2018, năm 2019, tối ngày 7/11/2020, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (TP. Hà Nội), Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương năm 2020.
Hiện nay, các tiến bộ và ứng dụng khoa học kỹ thuật đã giúp người tiêu dùng có thể truy xuất dễ dàng nguồn gốc thực phẩm.
Sáng 6/11/2020 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương.
Gần một trăm đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đến từ khắp các vùng miền và các đơn vị phân phối lớn trên cả nước cùng tham gia Hội nghị hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương.
Trong những năm gần đây, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các hoạt động phát triển hệ thống phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn và quản lý chợ an toàn thực phẩm (ATTP), kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn, góp phần hình thành chuỗi cung ứng giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thực phẩm an toàn.
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cho gần 100 triệu người tiêu dùng không dễ dàng, vì vậy điều cần làm ngay là khẩn trương xây dựng ý thức cộng đồng về ATTP, xác định được nhu cầu kết nối của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để hỗ trợ cho “trúng”, cho “đúng” và mang lại hiệu quả cao.