Thứ hai, 23/12/2024 | 06:04
Năm 2022, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố hơn 2.000 công trình nghiên cứu khoa học và gần 1.700 hợp đồng khoa học đã được thực hiện.
Việc hoàn thiện công nghệ sản xuất thiếc đã giúp VIMLUKI vinh dự nhận được Giải thưởng Khoa học và Công nghệ mỏ năm 2022 do Hội Khoa học Công nghệ mỏ Việt Nam trao tặng.
Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Trung nghiên cứu và ứng dụng môi trường dữ liệu chung CDE - Quản lý dự án xây dựng toàn diện trên nền tảng số hóa.
Trong lĩnh vực máy nông nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc Bộ đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm phục vụ canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông - ngư nghiệp, các kho bảo quản phục vụ xuất khẩu và các dự án đầu tư sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến có giá trị trên thị trường.
Việc chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường sẽ góp phần đưa những phát minh, sáng chế và công nghệ mới có ích được ứng dụng vào sản xuất.
Là đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực công nghiệp giấy, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô luôn quan tâm chú trọng vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao nhiều công nghệ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành.
Với mục tiêu chung phát triển các giống cây trồng, đặc biệt là cây có dầu, ngày 24/11/2022, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tổ chức buổi Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Hữu cơ VGES.
Cụm công trình của Viện Nghiên cứu thiết kế thế tạo máy nông nghiệp (RIAM) đã được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6.
Bản lĩnh, trí tuệ của những "người đi tìm lửa". Cụm công trình "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp, thềm lục địa Việt Nam" gắn liền với Dự án Biển Đông 01- niềm tự hào của ngành Dầu khí Việt Nam - là minh chứng cho bản lĩnh trí tuệ, tinh thần yêu nước, dám nghĩ dám làm của những "người đi tìm lửa" thời kỳ mới.
Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 3549/KH-UBND về thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Kế hoạch).
Trong bất cứ bối cảnh nào, TS. Dương Chí Trung - Trưởng bộ môn Lọc Hóa Dầu (Trường Đại học Dầu khí Việt Nam – PVU) luôn lạc quan nhìn về phía trước, say mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học và theo đuổi đam mê sáng tạo.
Ngày 9/11/2022, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội thảo.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương quản lý mạng lưới các viện nghiên cứu gồm 13 đơn vị, trong đó có hai viện đã thực hiện cổ phần hóa. Đây đều là các viện nghiên cứu đầu ngành có bề dày truyền thống; có lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ tương đối độc lập, gắn với các ngành, phân ngành lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Trong hai ngày 12 - 13/11, Thành đoàn TP. HCM đã tổ chức Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo lần thứ 13, năm 2022, với nhiều hoạt động sôi nổi của thanh niên thành phố. Tại đây, nhiều sản phẩm công nghệ nổi bật đã được giới thiệu như Drone tự hành, ứng dụng giao tiếp với người khiếm thính, thuốc trừ sâu sinh học từ hạt mãng cầu xiêm...
Muốn xây dựng ngành cơ khí tự chủ, vai trò “bà đỡ” của Nhà nước vô cùng quan trọng. Điều này đã được chứng minh trong hơn 30 năm đất nước đổi mới.
Mới đây, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) công bố việc nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo hệ hóa phẩm khử nhũ (demulsifier) nhằm nâng cao hiệu quả tách nước khỏi dầu thô trong quá trình khai thác và vận chuyển dầu tại bể Cửu Long.
Hai công trình của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã được Ban Tổ chức trao tặng 01 giải Nhì và 01 giải Ba nhờ những đóng góp quan trọng trong phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam.
Vừa qua, Trường Đại Học Công nghiệp Việt Trì đã nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống tự động xác định vị trí, kích thước và xử lý vùng lỗi trên gỗ ván bóc tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do ThS. Nguyễn Ánh Dương, Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì - chủ nhiệm đề tài và các thành viên thực hiện.
Giai đoạn 2016-2020, hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ ngành Công Thương đã có những bước điều chỉnh về định hướng và cách thức tổ chức. Nhiều công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng VIFOTEC...
Trong danh sách 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất năm 2022, Lê Thái Hà (34 tuổi) là nhà khoa học nữ duy nhất của Việt Nam được xướng tên, xếp hạng 49.666, tăng hơn 24.000 bậc so với bảng xếp hạng năm 2021.