Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 14:59

Thứ hai, 29/04/2024 | 14:59

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 07:44 ngày 28/10/2022

Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống tự động trong ngành chế biến gỗ

Vừa qua, Trường Đại Học Công nghiệp Việt Trì đã nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống tự động xác định vị trí, kích thước và xử lý vùng lỗi trên gỗ ván bóc tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” do ThS. Nguyễn Ánh Dương, Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì - chủ nhiệm đề tài và các thành viên thực hiện.
ThS. Nguyễn Ánh Dương - Chủ nhiệm đề tài chia sẻ tại buổi nghiệm thu (Ảnh: www.vui.edu.vn/)
Chia sẻ về lý do thực hiện đề tài, ThS. Nguyễn Ánh Dương cho biết ngành công nghiệp chế biến gỗ là là ngành công nghiệp tạo ra được các sản phẩm có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải có sự thay đổi đồng bộ trong tất cả các khâu, trong đó việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật được đặt lên hàng đầu, đặc biệt đưa tự động hóa vào trong các khâu sản xuất, chế biến phân loại và xử lý lỗi sản phẩm từ gỗ.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý. Với giải pháp nghiên cứu mô hình sử dụng camera công nghiệp, phần mềm xử lý ảnh và bộ điều khiển và các cơ cấu chấp hành để tạo thành hệ thống tự động xác định vị trí, kích thước và xử lý vùng lỗi trên gỗ ván bóc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và xã hội. 
Để đạt được mục tiêu đề ra nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống tự động xác định vị trí, kích thước và xử lý vùng lỗi trên gỗ ván bóc tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Cũng theo ThS. Nguyễn Ánh Dương, kết quả nghiên cứu của đề tài tìm ra hướng đi mới trong việc ứng dụng camera công nghiệp kết hợp với các phần mềm xử lý ảnh trong công đoạn kiểm tra ngoại quan, xác định vị trí, kích thước của sản phẩm hoặc vùng lỗi, phân loại sản phẩm trong các dây truyền sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 
“Cùng với đó, những kết quả nghiên cứu được ứng dụng cho các cơ sở chế biến gỗ sẽ góp phần tự động hóa trong công đoạn xác định lỗi và xử lý lỗi cho sản phẩm gỗ ván bóc để tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp trong sản xuất và chế biến gỗ.” – Chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh. 
Phương Loan
lên đầu trang