Thứ bảy, 21/12/2024 | 21:48
Các đơn vị tiếp tục thực hiện sớm những nhiệm vụ đã triển khai trong tháng 1/2022 để góp phần đảm bảo thời gian hoàn thành kế hoạch năm 2022.
Với quan điểm đưa khoa học công nghệ là động lực then chốt cho phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Nhằm đẩy mạnh công tác này, Sở Khoa học và công nghệ đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành với các giải pháp cụ thể, thiết thực mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng khó lường. Vấn đề lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi; khoảng trống số liệu khí tượng-thủy văn ở khu vực Biển Đông, đặc biệt ở vùng biển và ven biển Tây Nam đang đặt ra thách thức đối với công tác khí tượng-thủy văn trong giai đoạn tới.
Với việc sử dụng bùn, rác thải công nghiệp thông thường làm nguyên nhiên liệu thay thế cho sản xuất clinker không chỉ giúp Vicem Bút Sơn nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tổng công ty tiếp tục phát huy nghiên cứu sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và ứng dụng có hiệu quả thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phấn đấu năm 2022 hoàn thành cơ bản chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực; đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.
Năm 2021, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO 1) đã rất chủ động trong công tác triển khai thực hiện chủ đề năm "Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam", và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như vậy, nhưng kết thúc năm 2021, Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Việt Bắc đã thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa chống dịch an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, vừa đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
OpenOTS - phần mềm có khả năng mô phỏng lại hệ thống điện thực tế, là một trong những tính năng quan trọng của hệ thống SCADA/EMS tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC). Phần mềm đã được khai thác sử dụng từ năm 2014 và mang lại hiệu quả cao.
Công ty Điện lực Ninh Thuận thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam đã triển khai và áp dụng nhiều ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng sử dụng điện, ngày càng nâng cao chất lượng cũng như dịch vụ, trong thời gian qua, Điện lực Than Uyên - Lai Châu đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể và nhất quán nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh.
Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm hiện đại hóa công tác quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện; xây dựng và phát triển lưới điện thông minh nhằm đảm bảo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, ổn định, tin cậy là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng suất lao động.
Sáng 27/10, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ sáu (khóa III), nhiệm kỳ 2020-2025; Sơ kết công tác xây dựng Đảng 9 tháng năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2021. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
Thời hạn cuối cùng nhận Hồ sơ đề xuất đặt hàng nhiệm vụ: ngày 15 tháng 11 năm 2021 theo dấu ghi ngày nhận công văn đến hoặc dấu bưu điện trên hồ sơ.
Sản xuất bền vững đang được chú trọng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, công nghệ được xem là một trong những giải pháp cốt lõi, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường và hạn chế ô nhiễm.
Là đơn vị sản xuất than hầm lò có quy mô lớn của TKV, Công ty Than Hạ Long đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nhằm tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn. Đồng thời, nỗ lực thực hiện phòng chống dịch COVID-19, duy trì ổn định sản xuất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021.
Công ty Than Hạ Long đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nhằm tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn.
Không chỉ tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất, Than Nam Mẫu còn tích cực cải tiến máy móc, thiết bị cho phù hợp với điều kiện thực tế với mục tiêu cơ giới hóa tối đa các khâu của dây chuyền sản xuất, hướng tới xây dựng mỏ hầm lò thông minh theo chủ trương của TKV.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng những thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam… là một trong những vấn đề được các chuyên gia nêu ra tại Hội thảo khoa học quốc gia: Giải pháp khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, diễn ra mới đây.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chủ động ứng dụng khoa học công nghệ và thành tựu CMCN lần thứ 4 trong việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, sáng chế góp phần vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh vừa bảo đảo cung ứng điện.
Công ty triển khai ứng dụng công nghệ UAV (thiết bị bay không người lái được trang bị camera quan sát) kiểm tra thiết bị đường dây và TBA nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng thiết bị vận hành trong điều kiện thiết bị đang mang điện để kịp thời phát hiện các khiếm khuyết thiết bị lưới điện có thể gây sự cố trong mùa mưa bão.