Chủ nhật, 22/12/2024 | 08:06
Vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 4380/KH-UBND về Thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023.
Với xu hướng hội nhập quốc tế và tác động của cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4, Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đang trở thành nền tảng quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp.
Các địa phương đều đã có kế hoạch trong vấn đề nâng cao năng suất chất lượng, tuy nhiên, tại mỗi địa phương cần có những hoạt động riêng và chính sách đặc thù để khuyến khích, thúc đẩy nâng cao năng suất.
Tích hợp là đưa tất cả hoạt động quản lý của tổ chức vào một hệ thống thống nhất, không chia tách các thành phần. Vì các hệ thống mà tổ chức áp dụng là phần không thể thiếu trong tích hợp hệ thống quản lý chung của tổ chức nên cần nối kết chúng sao cho ranh giới giữa các quá trình được nối liền.
Việc cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua đổi mới sáng tạo góp phần tăng trưởng GDP của địa phương. Các mô hình về năng suất chất lượng kiểu mẫu sẽ được hình thành trong giai đoạn 2021-2030 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp học hỏi, áp dụng và cải tiến. Các hệ thống quản lý được xem như năng lực bền vững của doanh nghiệp và hiệu suất lao động quyết định việc phát triển và thành tựu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp dựa trên nền tảng số, thực hiện chuyển đổi số để nâng cao năng suất, sức cạnh tranh...
Cùng với việc sử dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất thì đổi mới sáng tạo trong sản xuất là một trong những yêu cầu sống còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất.
Các chuyên gia cho rằng, việc tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết về công nghệ số, rút ngắn khoảng cách số giữa các doanh nghiệp, các ngành và người lao động sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về năng suất.
Theo đánh giá, ngành công nghiệp của Việt Nam mới phát triển về chiều rộng mà chưa chú trọng chiều sâu, tiến trình công nghiệp hóa trong công nghiệp còn chậm. Để giải quyết bài toán tăng giá trị sản xuất, qua đó nâng cao tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp, vấn đề cốt lõi chính là phải nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nguồn: vietq.vn/
Hội thảo “Xây dựng kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN, đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ninh” là dịp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.
Hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng Việt Nam hướng tới là thúc đẩy các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu xây dựng mô hình điểm, dẫn dắt hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp giảm lãng phí, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đầu tư, tạo thêm việc làm mới, thị trường mới góp phần nâng cao năng suất quốc gia, ngành, địa phương. PV Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu – Đại học quốc gia Singap
Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh những giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nhờ áp dụng ISO 14000 giúp Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Đại Việt phát hiện và khắc phục các tác nhân xấu từ môi trường làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo và thực tế cho thấy đây chính là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức, bất kể loại hình, khu vực, mức độ trưởng thành hoặc quy mô. Bộ tiêu chuẩn đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp này thường thiếu bí quyết công nghệ, phương pháp quản trị và nguồn lực để thực hiện hoạt động đổi mới.
Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo trực tuyến về năng suất chất lượng trong tháng 7 và tháng 8.
Nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp dần vượt qua khủng hoảng sau đại dịch Covid-19, nhiều chuyên gia đã chỉ ra các yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm.
Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định số 57/KH-UBND về Kế hoạch triển khai Quyết định 1322/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng (NSCL) sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 – 2025.
Nhiều doanh nghiệp đã có sự thay đổi đáng kể, nâng cao chất lượng sản phẩm và dây chuyền sản xuất nhờ áp dụng công cụ Kaizen.