Thứ bảy, 21/12/2024 | 21:43
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, chế tạo mô hình điều hòa không khí sử dụng năng lượng mặt trời dùng cặp môi chất H2O/LiBr với công suất 12000BTU/h trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng được tích hợp vào hệ thống điện. Một số lo ngại rằng việc tích hợp này có thể là nguyên nhân dẫn đến tan rã hệ thống điện.
Trường Đại học Công Thương TP.HCM (HUIT) vừa có buổi tiếp đón và làm việc với Đại học Quốc lập Cao Hùng (NUK) nhằm tăng tình hữu nghị mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nhà trường.
Mới đây, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức buổi tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Viện Công nghiệp thực phẩm nhằm thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và đào tạo giữa hai bên.
Mộc hương balansa (Aristolochia balansae Franch.) thuộc phân chi Siphisia họ Mộc hương (Aristolochiaceae) là loài đặc hữu hẹp, phân bố ở miền Bắc Việt Nam.
Nano kẽm borate (nZB) đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp kết tủa từ muối kẽm sulfate, axit boric và natri hydroxide. Sự ảnh hưởng của pH, nhiệt độ và chất hoạt động bề mặt đến đặc trưng của nZB đã được khảo sát. Kết quả cho thấy, vật liệu nZB tổng hợp ở pH 7 và 8 là Zn[B3O4(OH)3] đơn pha, kết tinh tốt. Hình dạng hạt nZB chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ phản ứng và các chất hoạt động bề mặt.
Trong bài báo này, các tác giả đã chế tạo các mẫu chế phẩm sinh học (BN) từ nhựa dầu nghệ kết hợp với nano bạc và chitosan, đồng thời khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất BN. Kết quả nghiên cứu quá trình sản xuất BN gồm thành phần, phụ gia, tỷ lệ phối trộn, các thông số công nghệ đã được tính toán và thử nghiệm để có được chế phẩm nano có độ bền và phân tán cao nhất.
Với những giải pháp chính sách cởi mở từ Nhà nước, trong năm 2024, hoạt động thương mại hóa các nghiên cứu khoa học sẽ có bước đột phá, từ đó tăng hơn tính liên kết Nhà nước-nhà khoa học-doanh nghiệp.
Hiện nay, cơ hội để nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo rất lớn, nhưng nếu không có cơ chế thúc đẩy kịp thời thì sản phẩm công nghệ của nước ngoài sẽ lấn át, các trang thiết bị đầu tư trong nước không được khai thác hiệu quả…
Việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao đã gặt hái được những “trái ngọt”, từ lĩnh vực nông nghiệp đến công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn.
Tại trụ sở Viện Nghiên cứu Cơ khí vừa diễn ra buổi làm việc giữa các đơn vị Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị.
Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã xây dựng được quy trình công nghệ xử lý sinh học kỵ khí nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp, có ứng dụng công nghệ MBBR (bể sinh học có giá thể di động).
Trong khai thác và chế biến khoáng sản, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy mạnh đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành...
Các báo cáo trước đây cho thấy đánh dấu là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu dòng chảy của bể chứa. Đánh dấu là kỹ thuật sử dụng nguyên lý kích thích - đáp ứng để khảo sát hệ thống dòng chảy. Kích thích nghĩa là bơm chất đánh dấu dưới dạng xung vào hệ thống tại lối vào, đáp ứng là quan trắc nồng độ chất đánh dấu tại lối ra theo thời gian.
Trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2021, TS. Nguyễn Hải Yến đã phối hợp với các cộng sự tại Viện Khoa Học Vật Liệu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt lớn và các tham số tới hạn trên hệ hợp kim nguội nhanh nền Fe-Zr”.
Đề tài Nghiên cứu chế tạo hệ hóa phẩm ức chế ăn mòn thân thiện môi trường áp dụng cho xử lý axit do ThS. Nguyễn Ngọc Diệp - KS. Vũ Văn Đức (Công ty TNHH Cortek, Công ty TNHH PVChem-Tech) thực hiện.
Ốc hương (Babylonia areolata) là loài động vật thân mềm, có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, là đặc sản biển được nhiều người ưa chuộng, đối tượng nuôi thủy sản xuất khẩu quan trọng ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Bắc. Việc nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam là thực sự cần thiết.
Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô đã thành công xây dựng được quy trình công nghệ và mô hình thiết bị chế tạo nanocellulose và nanochitosan quy mô 5kg/mẻ. Đồng thời, xây dựng được quy trình công nghệ chế tạo giấy bao bì thực phẩm có sử dụng nanocellulose và nanochitosan.
Trong vài thập kỷ lại đây với chức năng sản xuất các dược chất phóng xạ dùng cho chuẩn đoán hình ảnh PET/CT, Spect, đã phát triển rất mạnh các máy gia tốc năng lượng thấp (Vài chục MeV) để sản xuất các dược chất phóng xạ dùng trong y tế.
Nhóm nghiên cứu tại Viện Điện tử - Viễn thông - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội do TS. Tạ Sơn Xuất đứng đầu đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm phân hệ cao tần cho vệ tinh Micro”.