Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 18:41

Thứ hai, 29/04/2024 | 18:41

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 20:11 ngày 06/01/2022

Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp Tập đoàn do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin thực hiện

Ngày 23/12/2021, Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ CGH phù hợp khai thác trong điều kiện các vỉa dày trung bình, dốc nghiêng, đá vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê – Uông Bí thuộc TKV” do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin thực hiện.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Viện KHCN Mỏ
Hội đồng KHCN của đề tài được thành lập theo Quyết định số 1542/QĐ-TKV ngày 17/9/2020, gồm 09 thành viên, Ông Phan Xuân Thủy (Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TKV) làm Chủ tịch; Ông Đỗ Hồng Nguyên (Trưởng ban Khoa học – Công nghệ thông tin và chiến lược Tập đoàn) làm Phó chủ tịch; Ông Nguyễn Cao Khải (Trưởng bộ môn Khai thác hầm lò, Trường Đại học Mỏ – Địa chất) làm Ủy viên, Phản biện; Ông Nguyễn Văn Đụng (Phó Trưởng ban Kỹ thuật –Công nghiệp mỏ Tập đoàn) làm Ủy viên, Phản biện.
– Cơ quan quản lý: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
– Cơ quan thực hiện: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin
– Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Văn Hậu
Hiện nay ngành Than Việt Nam có 11 dây chuyền cơ giới hoá (CGH) đồng bộ đang hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tại các lò chợ CGH cao gấp từ 2 ÷ 5 lần so với lò chợ thủ công trong cùng điều kiện. Tuy nhiên, điều kiện địa chất tại các lò chợ áp dụng các dây chuyền CGH đồng bộ này tương đối thuận lợi. Trong khi đó, điều kiện địa chất các vỉa than Quảng Ninh ngày càng phức tạp, biến động lớn về chiều dày và góc dốc,…  Việc nghiên cứu nhằm nhân rộng áp dụng các dây chuyền công nghệ CGH cho các điều kiện vỉa phức tạp hơn là cần thiết và cấp bách. Từ thực tế đó Tập đoàn TKV đã giao cho Viện Khoa học Công nghệ Mỏ nghiên cứu, triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ CGH phù hợp khai thác trong điều kiện các vỉa dày trung bình, dốc nghiêng, đá vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê – Uông Bí thuộc TKV” .
TS. Lê Văn Hậu trình bày báo cáo tại Hội nghị
Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị, nhóm thực hiện đề tài đã tập trung nghiên cứu các nội dung chính bao gồm: 1. Tổng hợp trữ lượng và đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất các khu vực vỉa dày trung bình, thoải đến dốc nghiêng có điều kiện vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ than hầm lò thuộc TKV; 2. Tổng quan kinh nghiệm áp dụng công nghệ khai thác vỉa dày trung bình, thoải đến dốc nghiêng có điều kiện vách, trụ vỉa yếu ở trong và ngoài nước; 3. Nghiên cứu đề xuất các sơ đồ công nghệ và đồng bộ thiết bị CGH khai thác phù hợp điều kiện các khu vực vỉa dày trung bình, thoải đến dốc nghiêng có điều kiện vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê – Uông Bí thuộc TKV; 4. Đề xuất quy hoạch áp dụng sơ đồ công nghệ cho các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê – Uông Bí thuộc TKV có điều kiện phù hợp.
Mục tiêu của đề tài là đề xuất được dây chuyền CGH đồng bộ phù hợp khai thác vỉa dày trung bình, dốc thoải đến dốc nghiêng (góc dốc vỉa từ 15 ÷ 45o, trung bình 35o), có điều kiện vách, trụ vỉa yếu nhằm nâng cao an toàn, sản lượng và năng suất lao động.
TS. Trương Đức Dư (Hội Khoa học & Công nghệ Mỏ Việt Nam) – Uỷ viên phát biểu tại Hội nghị
Sau khi nghe nhóm thực hiện đề tài trình bày tóm tắt báo cáo tổng kết, các thành viên của Hội đồng KHCN đã đóng góp nhiều ý kiến. Trong đó, về cơ bản đánh giá cao kết quả thực hiện của đề tài. Đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu theo đề cương đã đăng ký. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Đề tài được nghiên cứu công phu, phương pháp tiếp cận khoa học, trình bày khoa học, logic… Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để triển khai áp dụng vào trong thực tế. Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng KHCN cũng có nhiều ý kiến đánh giá, góp ý để nhóm thực hiện chỉnh sửa hoàn thiện. Hội đồng đã thống nhất nghiệm thu và đánh giá đề tài đạt loại khá./.
Theo http://imsat.vn/
lên đầu trang