Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 11:28

Thứ hai, 29/04/2024 | 11:28

Tin KHCN

Cập nhật lúc 17:34 ngày 07/07/2023

Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình xác định các hợp chất Hexabromcyclododecan (HBCDD) và dimetylformamit trong sản phẩm dệt may, da giày

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng hiện đại trên toàn thế giới đang chú trọng đến quá trình sản xuất các sản phẩm may mặc mà họ quan tâm. Nhiều người lo ngại rằng liệu những sản phẩm mà họ mua có được sản xuất trong môi trường an toàn cho công nhân và môi trường nói chung hay không. Trên thực tế, nhiều công ty cũng đang tiến hành quản lý hóa chất có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng của họ, đặc biệt là trong ngành sản xuất hàng may mặc và giày dép. Vì vậy, cần phải có các phương pháp xác định các chất có mối nguy hại cao trong các sản phẩm dệt may, da giầy với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và an toàn sinh thái.
Quá trình sản xuất sản phẩm dệt may, da giày sử dụng khoảng 5.000 hóa chất để sản xuất ra khoảng 15.000 chất tạo màu và hơn 100.000 các chất trợ khác nhau trên toàn cầu. Nhiều trong số các hóa chất đó có thể ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và gây ô nhiễm môi trường. Có những chất có thể còn dư lượng trên quần áo, hàng may mặc thành phẩm và có thể gây ung thư, dị ứng cho những người sử dụng chúng hoặc theo nguồn nước giặt làm ô nhiễm môi trường.
Chiến dịch DETOX (Chiến dịch giảm thiểu tối đa các chất nguy hại cho môi trƣờng) đã được phát động vào năm 2011 nhằm khuyến khích việc quản lý hóa chất có trách nhiệm cho ngành công nghiệp may mặc và da giày. Hiện nay, hơn 40% thương hiệu quần áo và dệt may quốc tế đã cam kết hướng đến việc loại bỏ các hóa chất độc hại trong chuỗi cung ứng của họ.
Bên cạnh việc tạo ra một thế giới an toàn và trong sạch hơn, cam kết cùng chiến dịch DETOX có thể dễ dàng tạo nên những quảng bá tích cực, giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế lớn tại các thị trường một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nó giúp cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên và đem lại lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp vì các hóa chất an toàn hơn đòi hỏi ít vốn đầu tư hơn để mua thiết bị bảo hộ cần thiết cũng như giảm chi phí trong việc quản lý và xử lý nước thải.
Với mục tiêu cuối cùng là loại bỏ việc sử dụng hóa chất độc hại như chiến dịch DETOX, 24 thương hiệu, 59 chuỗi sản xuất, kinh doanh, phân phối và 15 hiệp hội trên toàn cầu đã cùng nhau thành lập Tổ chức ZDHC (Zero Discharge of Hazardous Chemicals - Không xả thải các hóa chất nguy hiểm). Như vậy, tổ chức ZDHC hiện nay đã bao gồm khoảng một phần ba ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới. Tổ chức này đã đưa ra danh sách các chất cần hạn chế sử dụng trong quá trình sản xuất 11 (MRSL) để doanh nghiệp ưu tiên kiểm soát.
Doanh nghiệp sản xuất cần thử nghiệm nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải và bùn thải để kiểm soát việc loại bỏ các hóa chất độc hại. Nếu kết quả thử nghiệm cho thấy có sự hiện diện của hóa chất cần hạn chế sử dụng, doanh nghiệp cần rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất và tìm ra giải pháp để loại bỏ hoặc thay thế bằng hóa chất khác.
Các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam muốn hợp tác với các thƣơng hiệu quốc tế cần hành động để chứng minh việc loại bỏ các hóa chất độc hại này trong quá trình sản xuất. Sự công nhận này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh lớn trong việc xuất khẩu, đặc biệt là ở thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Công ty Cổ phần-Viện Nghiên cứu Dệt May cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Bùi Thị Thái Nam thực hiện “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng quy trình xác định các hợp chất Hexabromcyclododecan (HBCDD) và dimetylformamit trong sản phẩm dệt may, da giày” với mục tiêu: Xác định Hexabromcyclododecan (HBCDD) trong vật liệu dệt, vật liệu da; Xác định Dimetylformamit (DMF) trong vật liệu dệt, vật liệu da.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
1) Đã xây dựng tài liệu tổng quan về các hợp chất HBCDD & DMF, mối nguy hại và các quy định hạn chế chúng trong ngành công nghiệp dệt may, da giày.
2) Đã tiến hành khảo sát các phương pháp xác định các hợp chất HBCDD, DMF và lựa chọn quy trình tối ưu phù hợp với trang thiết bị, vật tư phổ biến hiện nay tại các phòng thí nghiệm dệt may, da giày trong nước và quốc tế
3) Đã tiến hành tối ưu các điều kiện phân tích trên thiết bị cho các chất phân tích.
4) Đã tiến hành xác nhận giá trị sử dụng của quy trình xác định các hợp chất HBCDD & DMF trên sản phẩm dệt may, da giày, kết quả cho thấy, các thông số về giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, khoảng làm việc, đường chuẩn, độ đúng, độ chụm đáp ứng các yêu cầu của phương pháp phân tích hóa học. Đồng thời, đề tài cũng tiến hành ước lượng độ KĐBĐ của phương pháp cho từng chất phân tích.
5) Đã xây dựng các bộ hồ sơ xin công nhận các phép thử phù hợp với chuẩn mực ISO/IEC 17025 và đã đệ trình BOA xin công nhận vào tháng 12 năm 2020.
6) Đã tiến hành đào tạo 03 thí nghiệm viên thử nghiệm các chỉ tiêu này. Sau đào tạo đã tiến hành đánh giá tay nghề của thí nghiệm viên. Kết quả thử nghiệm của các thí nghiệm viên đáp ứng yêu cầu về độ chính xác của phương pháp.
7) Các phương pháp đã được phê duyệt trong phòng thí nghiệm và áp dụng thử nghiệm các mẫu trên thị trường phục vụ công tác quản lý chất lượng, an toàn sản 13 phẩm, giúp các doanh nghiệp kiểm tra tính đáp ứng trong việc thực thi các yêu cầu kỹ thuật về các chất hạn chế trong công nghiệp dệt may, da giày.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18569/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Nguồn: vista.gov.vn/
lên đầu trang