Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 05:16

Thứ hai, 29/04/2024 | 05:16

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 15:16 ngày 15/08/2023

VINAPACO: Nỗ lực để sản xuất “xanh ” thân thiện hơn với môi trường

Đối mặt với nhiều thách thức nhưng nhiều năm qua Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) vẫn luôn nỗ lực nghiên cứu đầu tư ứng dụng các giải cải tiến kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để “xanh” hơn và thân thiện hơn với môi trường.
Hiện tại VINAPACO, nước thải sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp cũng như nước thải của các đơn vị xung quanh đều được chuyển giao về xử lý tại hệ thống xử lý (HTXL) nước thải của Tổng công ty. Hệ thống có công suất thiết kế là 10.950.000 m3/năm thải ra sông Hồng tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ (năm 2022 tổng lưu lượng là 8.300.194); Nước thải rửa nguyên liệu xả ra hồ Bồ hòn tại xã Phú Nham, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ công suất thiêt kế là 346.750 m3/năm, tổng lưu lượng năm 2022 30.230 m3/năm.
Sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm nguyên liệu hóa chất
Cụ thể, nước thải tro, xỉ từ Nhà máy Điện của doanh nghiệp được xả ra mương Phú Nham rồi chảy ra Sông Lô (xã Phú Nham, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) công suất thiết kế là 292.000m3/năm nhưng năm 2022 tổng lưu lượng xả ra chỉ là 115.000 m3/năm.
Nhiều năm duy trì hiệu quả Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, VINAPACO cho biết thêm hiện tất cả HTXL nước thải đều được vận hành có hiệu quả cao đảm bảo tất cả các nguồn nước thải đều đạt yêu cầu chất lượng trước khi xả thải ra môi trường.
Nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm nguyên liệu hóa chất thân thiện hơn với môi trường, trong quá trình vận hành HTXL nước thải sinh hoạt, nhận thấy trong nước thải này có chứa rất nhiều chủng vi sinh tự nhiên rất phù hợp để cung cấp nguồn vi sinh cho công đoạn xử lý vi sinh của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nên VINAPACO đã nghiên cứu điều chỉnh không sử dụng hóa chất khử trùng (NaClO) so với ban đầu để khử trùng mà đưa thẳng nguồn nước thải này vào hệ thống xử lý nước thải tập trung (điều chỉnh nàyđã được nêu trong báo cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của doanh nghiệp).
Trước đây nguồn thải này có lưu lượng khoảng 200 – 300 m3/ngày đêm theo các tuyến ống chảy về trạm xử lý nước thải sinh hoạt và được bổ sung hoá chất khử trùng (NaClO), sau đó được đưa vào hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung để xử lý tiếp… Hiện hệ thống này vẫn đang duy trì đầy đủ các bể chức năng và vận hành cơ bản theo đúng quy trình yếm khí. Tuy nhiên điều chỉnh này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả xử lý nước thải cuối cùng.
VINAPACO thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đối với rừng trồng cây nguyên liệu Giấy
Nâng cao năng lực công tác bảo vệ môi trường
Ngoài ra, năm 2022 VINAPACO cũng đã đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung bổ sung thêm giai đoạn xử lý cấp 3 bằng công nghệ keo tụ hóa lý kết hợp tuyển nổi, khử trùng nhằm mục tiêu ổn định và nâng cao chất lượng nước thải trước khi xả thải ra môi trường.
Nâng cao năng lực đáp ứng các yêu cầu mới công tác bảo vệ môi trường VINAPACO đã xây dựng và lắp đặt 01 trạm quan trắc nước thải tự động liên tục cho nguồn nước thải ra sông Hồng (Vị trí lắp đặt: Sau hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra sông Hồng).
Hệ thống này giám sát nguồn thải liên tục bao gồm nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất chính, nước sinh hoạt của người lao động được thu gom bằng hệ thống cống, rãnh ngầm và nước thải của các đơn vị có hợp đồng thuê xử lý…đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Tổng công ty, xử lý đạt yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường. Các thông số được quan trắc định kỳ hàng tháng cho thấy chất lượng các nguồn nước thải công nghiệp của VINAPACO sau xử lý xả ra môi trường đều đáp ứng được Quy chuẩn môi trường.
Nhiều năm duy trì hiệu quả Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, VINAPACO cho biết hiện tất cả HTXL nước thải đều được vận hành có hiệu quả cao đảm bảo tất cả các nguồn nước thải đều đạt yêu cầu chất lượng trước khi xả thải ra môi trường.
Đối với khí thải hiện tại VINAPACO có các công trình vị trí điểm xả là: lò hơi động lực (lò hơi đốt than), lò thu hồi (lò hơi đốt dịch đen) lò hơi đốt sinh khối. Năm 2021 và 2022 tổng lưu lượng khí thải phát sinh từ các công trình này của Tổng Công ty lần lượt là 958.320.000 m3/năm và 1024.800.000 m3/năm.Tổng Công ty cũng cho biết hiện tất cả hệ thống xử lý khí, khói thải đều được vận hành có hiệu quả cao đảm bảo yêu cầu chất lượng trước khi xả thải ra môi trường.
Đặc biệt trong năm 2022 để thân thiện hơn với môi trường VINAPACO cho biết đã thực hiện đầu tư mới hệ thống lắng tĩnh điện (lọc bụi tĩnh điện) của lò hơi thu hồi và sửa chữa đại tu hệ thống lắng tĩnh điện lò hơi động lực nhằm nâng cao hiệu quả xử lý bụi thải trước khi đưa ra môi trường theo yêu cầu pháp luật mới. Tổng công ty cũng đã xây dựng và lắp đặt trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục cho nguồn khí thải của lò hơi động lực và lò hơi thu hồi (Vị trí lắp đặt: Trên ống khói của lò hơi động lực và lò hơi thu hồi).
Thực tế theo kết quả quan chắc định kỳ được thực hiện bởi Trung tâm môi trường và sản xuất sạch – Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp RT 072 cho thấy chất lượng các nguồn nước thải và khí thải sau xử lý xả ra môi trường và đều đáp ứng được Quy chuẩn môi trường cho phép.
Đối với các chất thải nguy hại phát sinh VINAPACO cũng đều phân loại, thu gom, lưu trữ tạm thời trong kho chứa theo đúng quy định hoặc thu gom, đưa đi xử lý theo hợp đồng với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân. Cụ thể năm 2022 VINAPACO ký hợp đồng với Công ty TNHH Môi trường Phú Minh đảm bảo công tác thu gom, xử lý chất thải nguy hại của Tổng công ty liên tục, đúng quy định.
Với chất thải (Cặn sơn thải, hộp mực in thải, hạt nhựa trao đổi ion) từ năm 2020 – 2022, tại VINAPACO được xử lý như một loại CTNH, tuy nhiên theo quy định của Luật BVMT năm 2020 thì đây là các chất thải rắn thông thường.
Ngoài ra để đảm bảo sản xuất thân thiện hơn với môi trường VINAPACO đã thiết lập các quy trình, xây dựng các quy định và bố trí các nguồn lực, phương tiện, thiết bị... cũng như xây dựng các phương án để đáp ứng việc ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra. Cụ thể doanh nghiệp đã xây dựng 1 hồ sự cố dung tích 12.000 m3/ngày để lưu chứa nước thải không đạt yêu cầu trước khi vào xử lý hoặc nước thải sau khi xử lý không đạt yêu cầu chất lượng thải ra môi trường.
Đồng thời thực hiện mở rộng dung tích chứa của hồ khẩn cấp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về ứng phó với sự cố của hệ thống xử lý nước thải và lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động đầu vào, đầu ra để cảnh báo khi chất lượng không đạt yêu cầu...
Nguồn: Tạp chí Công Thương
lên đầu trang