Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:27

Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:27

Đo lường chất lượng

Cập nhật lúc 08:08 ngày 29/03/2024

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực và các lĩnh vực liên quan năm 2020

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của sản xuất, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng các tiêu chuẩn làm chuẩn mực, làm cơ sở là rất cần thiết để thực hiện các mục tiêu, chiến lược quốc gia như sử dụng nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, để xây dựng mô hình khung về đô thị thông minh, kết nối thông minh và cộng đồng phát triển bền vững, sản xuất thông minh, phát triển công nghi hỗ trợ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Do đó, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống TCVN phục vụ yêu cầu quản lý của nhà nước, nhu cầu sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, ThS. Hà Thị Thu Trà và nhóm nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực và các lĩnh vực liên quan năm 2020”. Cụ thể: xây dựng đủ các TCVN đáp ứng giai đoạn 2 (2016 đến 2020): 2.000 TCVN cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực của nền kinh tế và các lĩnh vực khác như đô thị thông minh, năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, mã số mã vạch.v.v.. với 90 % hài hoà tiêu chuẩn quốc tế, đạt tỷ lệ 60 % TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; xây dựng 209 TCVN trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực... phục vụ yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững và thực thi các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. Trong đó xây dựng mới 171 TCVN (chiếm tỷ lệ 81,8%), soát xét 38 TCVN. Trong số 209 TCVN xây dựng có 200 TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến (chiếm tỷ lệ 95,7%); đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động xây dựng TCVN trong khuôn khổ chương trình quốc gia Năng suất chất lượng và đề xuất phát triển và hoàn thiện hệ thống TCVN đến năm 2030.
Nhiệm vụ đã hoàn thành theo thuyết minh đã được phê duyệt, đảm bảo:
- Số lượng sản phẩm: 209 TCVN cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực của nền kinh tế và các lĩnh vực khác như: đô thị thông minh, năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, mã số mã vạch v.v... với 90 % hài hoà tiêu chuẩn quốc tế, đạt tỷ lệ 60 % TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; 2 báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động xây dựng TCVN và định hướng xây dựng, phát triển hệ thống TCVN đến năm 2030; 2 bài báo;
- Tiến độ theo Thuyết minh nhiệm vụ và hợp đồng giao;
- Chất lượng dự thảo đủ điều kiện trình Bộ khoa học và Công nghệ công bố theo đặt hàng.
Việc xây dựng 209 TCVN này đáp ứng được mục tiêu: Hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2 của dự án “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” (theo mục tiêu của giai đoạn 2 từ 2016 đến 2020 là xây dựng 2000 TCVN, thực tế Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng được 2360 TCVN), góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống TCVN phục vụ yêu cầu quản lý của nhà nước, nhu cầu sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp;
Nhiệm vụ đã đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động xây dựng TCVN trong khuôn khổ chương trình quốc gia Năng suất chất lượng; đề xuất phát triển và hoàn thiện hệ thống TCVN đến năm 2030 làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển hệ thống TCVN góp phần thực hiện thành công Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
Từ thực tế quá trình nghiên cứu xây dựng 209 TCVN, thực trạng hệ thống TCVN hiện hành, nhóm đề tài kiến nghị:
Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ ngành liên quan tiếp tục phê duyệt Chương trình, nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm, hàng hóa chủ lực, hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu cao phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở các chương trình tiêu chuẩn hóa đồng bộ cho các sản phẩm, hàng hóa theo chuỗi giá trị; xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, tạo nền tảng kết nối trong sản xuất thông minh, gồm các tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị thông minh, nhà máy thông minh, dịch vụ thông minh, phần mềm công nghiệp và dữ liệu lớn và công nghiệp internet, xây dựng tiêu chuẩn Năng lượng sạch, Nông nghiệp công nghệ cao, Nông nghiệp hữu cơ, Công nghệ sau thu hoạch, Năng lượng tái tạo, An ninh thông tin, Tiết kiệm năng lượng, Tiết kiệm nước, An toàn thực phẩm, Hệ thống quản lý, Công nghiệp phụ trợ, Cơ khí chế tạo... Đồng thời, rà soát lại các tiêu chuẩn cũ, cập nhật những nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn, rà soát thực trạng hệ thống TCVN để đề xuất định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống TCVN đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Các Bộ/ngành tăng cường tuyên truyền, quảng bá các TCVN qua các phương tiện thông tin đại chúng, bài báo trên tạp chí chuyên ngành và các hội nghị phổ biến TCVN nhằm hướng dẫn cho nhà quản lý, nhà sản xuất hiểu rõ được yêu cầu và các mức quy định trong TCVN để thông qua đó xem xét đối chiếu với từng yêu cầu, chỉ tiêu quy định trong tiêu chuẩn có đáp ứng được yêu cầu của thị trường, giúp cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19567/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Theo https://www.vista.gov.vn/
lên đầu trang