Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 08/09/2024 | 09:04

Chủ nhật, 08/09/2024 | 09:04

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 17:23 ngày 17/07/2024

Nghiên cứu so sánh xử lý oxy hoá điện hoá chất thải hữu cơ trong nước thải mặn bằng điện cực Graphite và Ti/RUO2

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm do nhu cầu sử dụng của con người tăng cao, nước thải chưa qua xử lý là nguyên nhân khiến chất lượng nước ngày càng suy giảm. Ngành nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích về thực phẩm cho con người, nhưng đi kèm với đó là ô nhiễm nguồn nước do thức ăn bị phân hủy, rác thải hữu cơ. Trong bài báo này, nước thải nhiễm mặn được xử lý bằng phương pháp oxy hóa điện hóa với hai loại điện cực Graphit và Ti / RuO2. Các thí nghiệm được tiến hành để khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện phản ứng như nồng độ muối, mật độ dòng điện, thời gian điện phân và pH đến hiệu suất khử COD và hiệu suất điện cực. Điện cực Ti/RuO2 cho thấy khả năng xử lý tốt hơn điện cực graphit ở cùng điều kiện phản ứng. Để đạt hiệu suất xử lý COD và hiệu suất điện cực tối ưu, quá trình điện phân nước thải mặn được ưu tiên ở điều kiện hàm lượng muối 2%, mật độ dòng điện 45 mA/cm2, thời gian phản ứng 60 phút, pH 6. Ở điều kiện phản ứng này, hiệu suất xử lý COD đạt 87,7% (cực dương graphit) và 92,9% (cực dương Ti/RuO2), hiệu suất điện cực đạt 0,208 kg/h.A.m2 (cực dương graphit) và 0,22 kg/h.A.m2 (cực dương Ti/RuO2).
Từ khoá: Mật độ dòng điện, điện cực, môi trường, graphit, nước thải mặn
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Biogency)
Xem chi tiết: tại đây
Lê Thị Mỹ Hạnh, Vũ Xuân Minh, Phạm Thị Lan, Nguyễn Tuấn Dũng, Trần Đại Lâm (Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Nguyễn Thị Phương Lan (Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ UNETI, số 38 - 2023
lên đầu trang