Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 18/05/2024 | 19:17

Thứ bảy, 18/05/2024 | 19:17

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 09:32 ngày 02/12/2020

Thực phẩm Halal: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Thị trường thực phẩm Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn và đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh mở ra cơ hội lớn đối với Việt Nam.
Chia sẻ tại Diễn đàn “Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội với Việt Nam” diễn ra ngày 30/11, ông Nguyễn Thanh Sơn- Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao - cho hay, thế giới có gần 2 tỷ người Hồi giáo với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal khoảng 1.400 tỷ USD vào năm 2020 và dự báo sẽ tăng hơn 10 lần lên tới 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Nhu cầu về sản phẩm Halal gia tăng mạnh không chỉ vì sự tăng nhanh của dân số Hồi giáo mà còn phản ánh xu hướng nhiều người không theo đạo Hồi ở những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU… ngày càng ưa chuộng các sản phẩm Halal do đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường…
“Đây là cơ hội lớn cho các nước XK lương thực, thực phẩm và các chế phẩm từ nông nghiệp như Việt Nam” - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Việt Nam có những lợi thế quan trọng như vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn khi khoảng 62% dân số Hồi giáo tập trung tại châu Á. Đối với khu vực Trung Đông - châu Phi, Việt Nam đang tích cực triển khai đề án phát triển quan hệ với các nước trong khu vực giai đoạn 2016 – 2025, trong đó có việc thực hiện các Tuyên bố cấp cao của Việt Nam với một số đối tác quan trọng về hợp tác, thúc đẩy xuất, nhập khẩu và chứng nhận các sản phẩm Halal.
Mặc dù rất tiềm năng, nhưng sự tham gia của các DN Việt Nam vào thị trường Halal đến nay còn hạn chế. Theo Trung tâm Halal Việt Nam, nhiều DN còn gặp khó khăn trong việc cấp chứng nhận Halal và thiếu thông tin về thị trường, văn hóa kinh doanh, tiêu dùng để tham gia sâu vào thị trường Halal…
Để nắm bắt cơ hội mở cánh cửa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có công dân theo đạo Hồi, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, ông Phạm Văn Giáp - đến từ Văn phòng Chứng Nhận Halal Việt Nam (HCA Việt Nam) - khuyến nghị, DN Việt Nam phải hiểu về thị hiếu, văn hóa bản địa của người tiêu dùng. “Việc chứng thực Halal khác với việc chứng thực các tiêu chuẩn khác ở chỗ nó không mang nhiều ý nghĩa về mặt quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm mà mang ý nghĩa chủ yếu về mặt tôn giáo; chủ yếu chỉ yêu cầu về nguyên vật liệu, quá trình sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu về Halal…” - ông Phạm Văn Giáp cho biết.
Theo Báo Công Thương
lên đầu trang