Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Chủ nhật, 28/04/2024 | 11:56

Chủ nhật, 28/04/2024 | 11:56

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 08:33 ngày 04/01/2022

ĐH Công nghiệp TP HCM ra mắt các nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm nghiên cứu tiềm năng

Trường ĐH Công nghiệp TP HCM vừa công bố Quyết định thành lập và ra mắt các nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 
Nhóm nghiên cứu là một tập thể nghiên cứu/hoạt động khoa học được thành lập một cách tự nguyên hay theo ý đồ phát triển của tổ chức. Tại nước ngoài, nhất là ở các nước phát triển, các nhóm/tập thể nghiên cứu khoa học là hình thức tổ chức phổ biến để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ và đào tạo sau đại học. Nhận thức rõ tầm quan trọng của các các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học như một trong những giải pháp đột phá nâng cao tiềm lực, hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt chuẩn mực quốc tế, năm 2021, Trường Đại học Công nghiệp TP HCM đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc thành lập các nhóm nghiên cứu tiềm năng và Nhóm nghiên cứu mạnh tại trường.
Lễ công bố Quyết định thành lập và ra mắt các nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Công nghiệp TP HCM. (Ảnh: http://iuh.edu.vn/)
GS.TS Lê Văn Tán - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM cho biết, dựa trên mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), việc hình thành nhóm nghiên cứu là rất cấp thiết. Với thế mạnh sẵn có về tiềm lực nghiên cứu khoa học của trường, đặc biệt là khối Hoá – Sinh – Năng lượng, các nhóm nghiên cứu mạnh và nghiên cứu tiềm năng cần dẫn dắt hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường. "Điều này không chỉ giúp nâng cao số lượng các công trình công bố quốc tế chất lượng cao, giải pháp hữu ích, mà còn tăng cường khả năng hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đào tạo sau đại học và xếp hạng đại học theo các tiêu chuẩn quốc tế của nhà trường" - GS.TS Lê Văn Tán nhấn mạnh tại lễ công bố.
Năm 2021, Nhà trường đã nhận được 15 hồ sơ thành lập nhóm. Sau khi xét chọn, 11 nhóm, gồm 4 nhóm nghiên cứu mạnh và 7 nhóm nghiên cứu tiềm năng, được đánh giá đạt yêu cầu và được quyết định thành lập. Cụ thể, 04 nhóm nghiên cứu mạnh gồm: Nhóm nghiên cứu Công nghệ Sinh học ứng dụng - Trưởng nhóm PGS.TS. Đàm Sao Mai; Nhóm nghiên cứu Sản phẩm thiên nhiên ứng dụng trong công nghệ sinh học và thực phẩm – Trưởng nhóm GS.TS. Trần Đình Thắng; Nhóm nghiên cứu ứng dụng Giải Pháp Xanh - Trưởng nhóm PGS.TS. Lê Hùng Anh; Nhóm nghiên cứu môi trường bền vững - trưởng nhóm PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình. 07 nhóm nghiên cứu tiềm năng gồm: Nhóm nghiên cứu Ứng dụng AI và công nghệ vật liệu mới trong xây dựng – Trưởng nhóm TS. Nguyễn Bá Phú; Nhóm nghiên cứu Vật liệu tiên tiến và ứng dụng – Trưởng nhóm TS. Võ Thế Kỳ; Nhóm nghiên cứu Vật liệu polyme và ứng dụng - Trưởng nhóm TS. Cao Xuân Thắng; Nhóm nghiên cứu Tổng hợp hữu cơ hóa dược – Trưởng nhóm PGS.TS. Trần Nguyễn Minh Ân; Nhóm nghiên cứu Nhóm thiết bị và vật liệu quang điện - Trưởng nhóm TS. Đặng Hữu Phúc; Nhóm nghiên cứu Các hệ thống thông minh - Trưởng nhóm TS. Nguyễn Ngọc Sơn; Nhóm nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống điện - Trưởng nhóm TS. Lê Văn Đại.
Bích Phương
lên đầu trang