Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 18:42

Thứ sáu, 26/04/2024 | 18:42

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 10:35 ngày 19/01/2022

Vimluki nỗ lực hoàn thành xuất sắc mục tiêu kép, phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ năm 2021

Năm 2021, trong bối cảnh khó khăn chung do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là các biện pháp giãn cách để phòng chống dịch và sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, hoạt động sản xuất của cả nền kinh tế nói chung có sự suy giảm, là đơn vị hoạt động nghiên cứu, triển khai, làm dịch vụ khoa học và công nghệ (KHCN) và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mỏ, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (Viện, VIMLUKI), cũng gặp nhiều khó khăn. Song, thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Công Thương cùng với truyền thống luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, VIMLUKI đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn”, toàn bộ hệ thống chính trị của Viện một mặt luôn bám sát sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Công Thương, một mặt xây dựng các kế hoạch linh hoạt có sự tham gia của cả hệ thống để tạo sự đồng thuận trong triển khai nhằm mục tiêu thích ứng với tình hình mới, vừa thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, vừa hoàn thành ở mức cao nhất mọi chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đã đặt ra cho năm 2021.
1. Những kết quả nổi bật đã đạt được
1.1. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 triển khai quyết liệt, nghiêm túc đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của Viện và quan tâm tốt đến quyền lợi của viên chức và người lao động.
Cùng với tinh thần khẩn trương, quyết liệt của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng, Lãnh đạo Viện luôn tập trung cao độ trong công tác chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. "Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19" của Viện được thành lập đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền về diễn biến tình hình dịch bệnh, phổ biến, quán triệt kịp thời nội dung các văn bản chỉ đạo của các cấp và chính quyền địa phương, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới gắn với trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, cá nhân người đứng đầu nếu xảy ra vi phạm tại đơn vị mình quản lý. Chủ động xây dựng Kế hoạch và Phương án ứng phó linh hoạt với tình hình dịch Covid-19 có khả năng lây lan rộng trong cộng đồng và tại Viện, bố trí phòng làm việc tạm thời để cho các đơn vị tiếp khách, làm việc khi có nhu cầu. Tại các đơn vị sản xuất, thực nghiệm của Viện có những thời điểm phải thực hiện “3 tại chỗ” hoặc dừng sản xuất để đảm bảo an toàn.
Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo định kỳ về tình hình công tác phòng, chống dịch tại Viện về Bộ Công Thương cũng như địa phương nơi Viện có cơ sở hoạt động. Ngoài ra, để chia sẽ với những khó khăn của toàn xã hội, Viện đã vận động toàn thể viên chức và người lao động (VC-NLĐ) nhắn tin ủng Qũy vắc xin phòng, chống dịch Covid-19, trích kinh phí ủng hộ tuyến đầu phòng chống dịch, với tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng; kịp thời rà soát, hỗ trợ những trường hợp VC-NLĐ của Viện gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với định mức 1,5 triệu/người; đề nghị BHXH giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ BHTN theo quy định. Toàn Viện đã chủ động phối hợp với cơ sở y tế hoàn thành tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 cho hầu hết VC-NLĐ. Với những thành tích đạt được trong công tác phòng, chống dịch, Viện đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng cho 01 tập thể và 02 cá nhân đủ điều kiện xét duyệt.
Cụm vít tuyển dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước tại Bình Thuận - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim.
1.2. Công tác tư vấn, góp ý các văn bản phục vụ quản lý Nhà nước:
Xác định rõ vai trò trong công tác tham mưu, tư vấn quản lý ngành cho Lãnh đạo Bộ Công Thương và Chính phủ, năm 2021 các nhà khoa học của VIMLUKI đã tích cực tham gia, đóng góp cho nhiều văn bản theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên, tiêu biểu như: văn bản số 9752/BCT-KH ngày 18/12/2020 của Bộ Công Thương về việc báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thàu năm 2020; Văn bản số: 1022/BCT-KHCN ngày 31/12/2020 của Bộ Công Thương về việc hoàn thành báo cáo đánh giá hoạt đông của các tổ chức khoa học và Công nghệ; Văn bản số: 05/CN-KSCK ngày 07/01/2021 của Cục Công nghiệp về việc Cung cấp thông tin lập báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khoáng sản đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Văn bản số: 131/CN-KSLK ngày 07/10/2021 của Cục Công nghiệp về việc góp ý Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Văn bản số: 6285/BCT ngày 11/10/2021 của Bộ Công Thương về việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực thực hiện Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành Công nghiệp 2021-2030; Văn bản số: 6287/BCT-KHCN ngày 11/10/2021 của Bộ Công Thương về việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN thực hiện Chương trình phát triển một số ngành Công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2023 và  nhiều văn bản khác theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công Công nghệ và các cơ quan quản lý nhà  nước.
1.3. Kết quả hoạt động nghiên cứu, triển khai, dịch vụ KHCN và sản xuất kinh doanh hoàn thành vượt ở mức cao trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; các chỉ tiêu về nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận vượt xa so với kế hoạch:
Ngay từ những tháng cuối năm 2020, nhận định được những khó khăn sẽ diễn ra trong năm 2021, Viện đã đưa ra những giải pháp thích ứng đối với từng lĩnh vực công việc trong “Thời kỳ bình thường mới”, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, Viện đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, tương ứng với giá trị thực hiện 519,4 tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế đạt 16,8 tỷ đồng, gấp 5,6 lần kế hoạch đặt ra, thu nhập bình quân toàn Viện đạt 14,2 triệu đồng/người/tháng, vượt 35% kế hoạch năm, nộp ngân sách nhà nước 32,1 tỷ đồng. Cụ thể:
- Nhiệm vụ chuyên môn nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN): tổ chức thực hiện 13 nhiệm vụ sử dụng NSNN với tổng kinh phí là: 12,4 tỷ đồng, bao gồm: 01 nhiệm vụ cấp nhà nước là 01 đề tài độc lập cấp Quốc gia; 04 nhiệm vụ Khoa học Công nghệ (KHCN) cấp Bộ; 02 Dự án SXTN cấp Bộ; 01 nhiệm vụ môi trường cấp Bộ; 01 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh Bắc Ninh và 04 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Kết quả hoàn thành đạt 100% khối lượng thực hiện năm 2021.
- Dịch vụ Khoa học Công nghệ: số hợp đồng dịch vụ KHCN đã thực hiện là 94 hợp đồng (bao gồm 43 hợp đồng được chuyển tiếp từ năm 2020), giá trị thực hiện là 35,98 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch năm. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp linh hoạt trong tiếp cận khách hàng và chuẩn bị tốt hồ sơ năng lực, kỹ thuật phục vụ dự thầu (cả đấu thầu trực tiếp và đấu thầu quan mạng) Viện đã thắng thầu và ký được nhiều hợp đồng lớn với tổng giá trị các hợp đồng đạt gần 44 tỷ đồng, trong đó, tiêu biểu như: Hợp đồng tư vấn thiết kế nhà máy tuyển quặng Niken Cao Bằng, Tư vấn giám sát-Tư vấn thẩm tra dự án nhà máy tuyển than Hòn Gai, Tư vấn thẩm tra dự án nhà máy luyện thép Hòa Phát Dung Quất, Tư vấn lập Báo cáo đầu tư dự án xây dựng nhà máy thép Long Sơn… Đặc biệt là Gói thầu TV-02 Lập Quy hoạch thăm dò, khai thác - chế biến và sử dụng khoáng sản làm Vật liệu xây dựng, chủ đầu tư: Bộ Xây Dựng. Đây là hợp đồng tư vấn lập quy hoạch lớn lần đầu tiên Viện thực hiện với cơ quan ngoài Bộ Công Thương. Quy hoạch này sẽ là cơ sở phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đồng thời sẽ là tiền đề mở ra một lĩnh vực dịch vụ khoa học công nghệ mới cho Viện.
- Công tác sản xuất kinh doanh: trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng các yêu cầu, biện pháp phong toả, giãn cách xã hội quyết liệt của Nhà nước, Viện đã phải liên tục điều chỉnh phương thức sản xuất, kinh doanh vừa cách ly, vừa sản xuất theo đúng chỉ đạo, yêu cầu của Chính Phủ, Bộ Công Thương và địa phương… mặt khác, do dự báo tốt tình hình, Viện đã chủ động dự trữ nguyên, nhiên liệu từ cuối năm 2020, cùng với giá kim loại thế giới tăng cao, ổn định trong năm 2021, nên lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm với tổng doanh thu là 471,3 tỷ, vượt 24% kế hoạch năm, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và đạt lợi nhuận cao.
2. Một số hạn chế, khó khăn:
Trong quá trình hoạt động trải dài 55 năm, mặc dù Viện đã được Bộ Công Thương quan tâm, hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng tại Trụ sở của viện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay Cơ sở thí nghiệm nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) của Viện tại Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội đã xuống cấp nhiều năm, toàn bộ nhà xưởng và các công trình phụ trợ như trạm điện 630 KVA, hệ thống thoát nước nhà xưởng nằm dưới mặt đường và khu vực xung quanh khoảng 1m, thường xuyên bị ngập úng mỗi khi trời mưa. Với tình hình như vậy, Viện đã xin Bộ Công Thương cho chủ trương đầu tư Dự án “Đầu tư nâng cấp hệ thống các phòng thí nghiệm nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tại Tam Hiệp của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim”, thực hiện trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025. Song, đến nay dự án chưa được cấp vốn để thực hiện, do đó, những khó khăn tại cơ sở Tam Hiệp của Viện vẫn đang là vấn đề trăn trở và lo ngại của Viện, đặc biệt là khả năng Công ty Điện lực Thanh Trì dừng hoạt động của trạm biến áp 630 KVA và hệ thống cấp điện tổng thể của cơ sở Tam Hiệp do trạm biến áp có khả năng bị ngập gây mất an toàn điện. Thêm vào đó, theo quy định về Pháp luật phòng cháy chữa cháy (PCCC) hiện nay, Cơ sở thực nghiệm xây dựng từ năm 1988 chưa đầu tư hệ thống PCCC, không đảm bảo an toàn về PCCC và thoát nạn, do đó, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Hà Nội và cơ quan Công an PCCC đã nhiều lần kiểm tra, yêu cầu đình chỉ chỉ hoạt động vì không đảm bảo các yêu cầu về PCCC và thoát nạn.
Ngoài ra, từ 2005, Viện được Bộ Công Nghiệp nặng, nay là Bộ Công thương cho chủ trương triển khai Dự án xây dựng tổ hợp nhà chung cư và văn phòng làm việc tại số 30B, phố Đoàn Thị Điểm, do nhiều nguyên nhân khách quan, đến nay Dự án chưa triển khai được, năm 2021 Viện đã báo cáo xin chủ trương và chỉ đạo của Bộ Công thương về Dự án.
3. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 và giải pháp thực hiện
Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được, dự báo những thuận lợi, khó khăn trong thời gian tới và căn cứ điều kiện thực tế, Viện xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 như sau:
- Thực hiện tốt chức năng tham mưu công tác quản lý ngành cho Lãnh đạo Bộ Công Thương và Chính phủ thông qua hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng công cụ quản lý ngành như các Nghị định, Thông tư, Quy hoạch, Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực, các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Định mức kinh tế kỹ thuật….;
- Tích cực đề xuất, tham gia và hoàn thành các chương trình, nhiệm vụ KHCN các cấp đảm bảo chất lượng và tiến độ.
- Tiếp tục nỗ lực, cố gắng, huy động tối đa các nguồn lực chủ động khai thác thị trường, đưa các kết quả nghiên cứu KHCN ứng dụng vào sản xuất. Tập trung nghiên cứu các giải pháp về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện sản xuất, ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có thể kéo dài. Tạo nguồn công việc đầy đủ và đảm bảo thu nhập ổn định cho VC-NLĐ
- Thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực KHCN cả về chất lượng và số lượng. Tăng cường trang bị phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của công việc.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trong công tác quản lý, điều hành, và triển khai nhiệm vụ chuyên môn, KHCN.
- Tìm kiếm các nguồn lực để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất cho các cơ sở thí nghiệm, thực nghiệm, sản xuất của Viện đảm bảo an toàn trong vận hành và đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực và sáng tạo, toàn Viện quyết tâm phấn đấu và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặt ra cho năm 2022, lập thành tích xuất sắc để chào mừng kỷ niệm 55 năm thành lập và phát triển của Viện (1967-2022).
Theo http://vimluki.vn/
Tag:
lên đầu trang