Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 02/05/2024 | 09:12

Thứ năm, 02/05/2024 | 09:12

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 13:54 ngày 13/04/2022

Thái Bình kêu gọi trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm

Thực hiện Kế hoạch số 375/KH-BCĐTƯATTP ngày 18/3/2022 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP), Công văn số 1364/BCDDTWWATTP ngày 18/3/2022 về việc triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2022. Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch số 43/KH-BCĐ ngày 31/3/2022 về việc triển khai "Tháng hành động vì ATTP" năm 2022 với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”
"Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 được xem như điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.
Gắn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Kiểm soát chặt chẽ ATTP tại chợ đầu mối, siêu thị, nhà phân phối. Hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm tập thể. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet.)
Hoạt động kiểm tra liên ngành trong tháng hành động bao gồm: Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên đề về ATTP; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết ngăn chặn các sản phẩm, thực phẩm không an toàn, hạn chế thấp nhất xảy ra ngộ độc thực phẩm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào, nguồn cung sản phẩm chất lượng trong tiêu dùng. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường quản lý, có biện pháp giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là kinh doanh đa cấp, thực phẩm chức năng, tránh việc quảng cáo không đúng, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng; kiểm tra tại các cơ sở đầu mối, siêu thị...
Bên cạnh đó, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị cần xử lý nghiêm, công khai trên truyền thông về những vi phạm về ATTP. Ban chỉ đạo liên ngành ATTP các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền; kiểm tra về ATTP. Các sở, ngành, địa phương, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ rà soát lại những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai công tác ATTP, tham mưu, kiến nghị các cơ quan liên quan có thẩm quyền để có hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp.
Chi tiết kế hoạch TẠI ĐÂY.
Hương Linh

lên đầu trang