Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 23:10

Thứ sáu, 26/04/2024 | 23:10

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 08:21 ngày 25/04/2022

Hà Nội tăng cường công tác thanh tra, kiểm về an toàn thực phẩm

Trong thời gian tới để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo số liệu báo cáo, thành phố Hà Nội hiện có hơn 83.700 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Trong năm 2021, cùng với việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, thành phố. Hà Nội đã thành lập trên 900 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, gồm các đoàn liên ngành và chuyên ngành. Các đoàn đã tổ chức thanh tra, kiểm tra hơn 48.000 lượt cơ sở, qua đó phát hiện và xử lý vi phạm gần 7.000 cơ sở với số tiền phạt gần 4 tỷ đồng. Nhờ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nhiều cơ sở đã đầu tư trang thiết bị mới, đồng bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, ý thức về bảo đảm an toàn thực phẩm cũng đã tốt hơn trước.
Thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác an toàn thực phẩm.
Theo ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong năm 2021, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm chặt chẽ, hiệu quả, nhất là duy trì phối hợp cam kết với các tỉnh, thành phố lân cận về kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nhập về Hà Nội.  Đặc biệt, trong “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2022 được triển khai trên toàn thành phố, từ ngày 15/4 đến 15/5. Bên cạnh các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP. Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố sẽ tổ chức 4 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác triển khai kế hoạch của các quận, huyện, thị xã cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Đồng thời, công khai các cơ sở, cá nhân vi phạm hành chính về ATTP bị xử phạt nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
Tới đây, thành phố sẽ đẩy mạnh phối hợp liên ngành; các đoàn thanh tra, kiểm tra không được nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm. Thậm chí, sau khi xử lý, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các quận, huyện, thị xã phải dành một thời gian nhất định để giám sát việc khắc phục sai phạm. Sau khi thẩm định, cơ sở khắc phục được tồn tại, tuân thủ đầy đủ các quy định thì mới được phép cho hoạt động, nếu không phải có biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn.
Thành phố Hà Nội luôn xác định tuyên truyền là biện pháp quan trọng hàng đầu trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, hoạt động này tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa bằng nhiều hình thức. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mức xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm...
Theo Cổng TTĐT Sở Y tế Hà Nội
lên đầu trang