Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 29/04/2024 | 06:39

Thứ hai, 29/04/2024 | 06:39

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 08:23 ngày 13/10/2023

Nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về ATTP tại Quảng Bình

Ngày 10/10/2023, Đoàn kiểm tra công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2023 của Bộ Công Thương đã tiến hành hành kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2023 tại Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình. Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương làm trưởng đoàn.
Tại buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra đã nghe đại diện Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình báo cáo các nội dung đã thực hiện 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới.
Đoàn kiểm tra ghi nhận, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình đã xây dựng và ban hành các Kế hoạch, văn bản để chỉ đạo, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin cũng được tỉnh đầu tư, đẩy mạnh. Tỉnh đã xây dựng và đưa vào vận hành các phần mềm dùng chung như: Phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Phần mềm Bản đồ số ngành Công Thương tỉnh Quảng Bình; Hệ cơ sở dữ liệu công nghiệp, thương mại tỉnh Quảng Bình;...nhằm hỗ trợ tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước của ngành cũng như phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm đã được tỉnh tăng cường thực hiện theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về ATTP và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý bán hàng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tiểu thương thuộc lĩnh vực Công Thương.
Sở Công Thương phối hợp với Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực Công Thương tại huyện Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (Ảnh: sct.quangbinh.gov.vn)
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 141 chợ phục vụ nhu cầu của người dân. Nguồn hàng cung ứng vào chợ chủ yếu từ các tỉnh lân cận, các hộ nông dân trong tỉnh, từ các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh được các cơ sở giết mổ tập trung và không tập trung cung ứng tại chợ. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng bán thực phẩm nông sản sạch đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các cửa hàng, điểm hàng Việt là những kênh phân phối hiệu quả về thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu  thị hiếu của người tiêu dùng.
Nhìn chung, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn do quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, cộng với việc trang thiết bị phục kiểm tra, phân tích thực phẩm chưa đồng đồng bộ, dẫn đến công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
Khai trương điểm bán hàng Việt tại Siêu thị Diến Hồng, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa,Quảng Bình (Ảnh: Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình)
Do đó, để phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được và giải quyết những khó khăn còn tồn tại, đoàn kiểm tra đề nghị tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục thực hiện nghiêm và đầy đủ các chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, thực hiện báo cáo định kỳ đầy đủ. 
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn thực phẩm, đặc biệt dịp lễ hội; Chủ động, tích cực phối hợp với Cục Quản lý thị trường, các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Tiếp tục tập trung chỉ đạo các phòng chức năng tăng cường quản lý để ngăn chặn rượu, nước giải khát giả,… kém chất lượng, nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh; đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. 
Năm 2022, Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Bình đã tích cực chỉ đạo các đơn vị bám sát kế hoạch, chỉ tiêu, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động đảm bảo ATTP. 
Cơ quan Thường trực ban chỉ đạo phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo ATTP trong các lĩnh vực. Trong đó, đối với giải pháp thông tin, giáo dục, truyền thông, tỉnh đã thực hiện: 
- Treo 236 băng rôn, in ấn và cấp phát 186 đĩa CD, VCD tuyên truyền trong Tháng hành động vì ATTP.
- Di dời, sửa chữa, xây dựng 03 cụm pano trên địa bàn tỉnh.
- Báo Quảng Bình, báo ngành và websites của các ngành: Đăng tải 85 tin, bài về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.
- Tổ chức giáo dục truyền thông nói chuyện chuyên đề về ATTP cho các xã trên địa bàn huyện Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa, huyện Bố Trạch, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn: 20 lớp/1.260 người.
- Tập huấn phổ biến các kiến thức pháp luật về chất lượng VSATTP theo các văn bản quy phạm pháp luật cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm: 30 lớp/1.838 người tham dự. Tổ chức 12 lớp tập huấn, 01 phiên chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đảm bảo ATTP.
Tố Uyên

lên đầu trang