Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:25

Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:25

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 15:57 ngày 10/01/2024

Thực phẩm lên men Tempeh – chế phẩm “chay” từ đậu nành

Hiện nay, chế độ ăn chay ngày càng nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều đối tượng. Các thực phẩm chay cũng vì vậy mà rất đa dạng. Trong đó, Tempeh là thực phẩm cũng được lựa chọn. Vậy, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về thực phẩm lên men Tempeh này nhé!
Tổng quan
Tempeh còn được gọi là tương nén. Nó là chế phẩm từ đậu nành lên men, được làm hoàn toàn từ đậu nành tự nhiên nhất. Vì vậy, tempeh sẽ đảm bảo được những dưỡng chất cần thiết giống với chế độ ăn mặn.
Sản phẩm Tempeh
Mặc dù được làm từ đậu nành, thế nhưng các loại ngũ cốc hoặc đậu khác vẫn có thể sản xuất Tempeh. Tất nhiên, mỗi sản phẩm sẽ mang hương vị được cải tiến khác nhau khi qua quá trình lên men.
Đặc trưng của Tempeh là ở dạng bánh dày đặc có màu trắng (thậm chí là màu khác do sử dụng nguyên liệu sản xuất khác). Thêm vào đó, Tempeh có vị chua ngọt rất dễ thưởng thức.
Được biết, người dân từ đảo Java, Indonesia đã làm ra thực phẩm lên men Tempeh. Khi trải qua quá trình nuôi cấy và lên men, hạt đậu nành sẽ giống như bánh ngọt. Vị vừa ăn mà không kiêng kị với bất kì đối tượng nào.
Ngoài đậu nành, Tempeh vẫn được làm từ các loại đậu và ngũ cốc khác
Sản phẩm Tempeh khi hoàn thành quá trình lên men sẽ được chế biến đa dạng hơn. Nhờ vậy, người ăn chay và mặn đều có thể làm phong phú thực đơn của mình bởi loại thực phẩm này.
Thành phần dưỡng chất
Vì sử dụng đậu nành, do đó Tempeh vẫn đáp ứng những thành phần từ đậu nành nguyên chất. Đặc biệt đó là nguồn protein (khoảng 38%) và vitamin các loại. Các thành phần này sẽ giúp hỗ trợ phục hồi cơ bắp rất tốt, hàm lượng cholesterol (isoflavone) giảm đáng kể đối với người ở tình trạng cao, giúp xương ngày càng chắc khoẻ.
Uớc tính trong 100g thực phẩm lên men Tempeh làm ra từ đậu nành sẽ chứa:
- Calo: 192
- Tổng lượng carbohydrate: 7,6g
- Chất béo: 10,8g
- Chất đạm: 20,3g
- Natri: 9mg (khoảng 0,4% giá trị hằng ngày – DV)
- Đồng: 0,56mg (khoảng 62% DV)
- Mangan: 1,3mg (khoảng 56% DV)
- Riboflavin: 0,36mg (khoảng 28% DV)
- Phốt pho: 266mg (khoảng 21% DV)
- Magie: 81mg (khoảng 19% DV)
- Niacin: 2,64mg (khoảng 16% DV)
- Sắt: 2,7mg (khoảng 15% DV)
- Vitamin B6: 0,22mg (khoảng 13% DV)
- Canxi: 111mg (khoảng 9% DV)
- Kali: 412mg (khoảng 9% DV)
- Folate: 24mcg (khoảng 6% DV)
- Kẽm: 1,14mg (khoảng 6% DV)
Vì là thực phẩm lên men, vậy nên Tempeh có khả năng gia tăng các lợi khuẩn trong đường ruột. Nhờ vậy, hàm lượng đường và carbohydrate sẽ dễ phân hủy giúp hệ tiêu hoá kiểm soát tốt hơn.
Về cơ bản, Tempeh dùng đậu nành lên men được xếp vào nhóm thực phẩm protein thay thế thịt tốt nhất. Ngoài ra nó còn chứa nhiều men vi sinh, chất chống oxy hóa và isoflavone có thể hỗ trợ sức khỏe tốt hơn.
“Protein mà cơ thể con người không tự tổng hợp được đều nhờ vào các acid amin” – ông Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ. Do đó, các loại acid amin thiết yếu đều tồn tại trong đậu nành lên men – Tempeh.
Chế biến và bảo quản Tempeh
Công thức chế biến thực phẩm lên men Tempeh rất đa dạng. Các phương pháp như ăn trực tiếp, chiên, luộc, nấu súp, trộn salad, ăn kèm bánh mì hoặc dùng cho các món hầm đều rất phổ biến.
Tempeh được chế biến rất đa dạng
Việc cắt sợi, thái lát mỏng,… Tempeh vẫn được áp dụng. Khi chế biến, cơm gạo lứt và rau các loại kết hợp với Tempeh được nhận xét cũng rất ngon.
Thời gian bảo quản Tempeh cũng giới hạn khoảng 1 – 2 ngày ở nhiệt độ thường. Thời gian này sẽ tăng lên từ 10 ngày đến cả tháng nếu sử dụng tủ lạnh để bảo quản.
Nguồn: foodnk.com
lên đầu trang