Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ hai, 06/05/2024 | 01:03

Thứ hai, 06/05/2024 | 01:03

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 09:57 ngày 26/01/2024

Bắc Giang: Hạn chế tối đa các sự cố về an toàn thực phẩm trong năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP năm 2024.
Kế hoạch được ban hành nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, ATTP; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, ATTP vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP.
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu kiểm, giám sát về ATTP nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong việc chấp hành quy định pháp luật về an ninh, ATTP. Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm (gọi chung là sự cố về ATTP). 
Kế hoạch được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó các đợt cao điểm là Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024; Tháng hành động vì ATTP năm 2024; Tết Trung thu năm 2024.
Bắc Giang nỗ lực hạn chế tối đa các sự cố về an toàn thực phẩm trong năm 2024 (Ảnh minh hoạ - Tiền phong)
Để thực hiện được các chỉ tiêu trên, Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, ATTP theo quy định của Luật ATTP. Tăng cường thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh, ATTP; duy trì đường dây nóng về ATTP; đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm ATTP; kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực và lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, ATTP; kịp thời xử lý dứt điểm các điểm nóng về ATTP được dư luận xã hội, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh trên địa bàn. 
Tăng cường đổi mới hình thức tuyên truyền, ứng dụng công nghệ số để truyền thông, giáo dục về bảo đảm an ninh, ATTP đến các nhóm đối tượng ưu tiên như: Người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình; người tiêu dùng thực phẩm; người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; chính quyền các cấp, các nhà quản lý. Thực hiện đa dạng hóa các kênh truyền thông để truyền tải nội dung, thông điệp về bảo đảm an ninh, ATTP
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững. Duy trì, nâng cao hiệu quả mô hình tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP tại các xã, phường, thị trấn và thôn, bản, khu dân cư; tư vấn, vận động hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi; nâng cao tỷ lệ các tổ chức, cá nhân được công nhận sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Xây dựng mô hình, các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng. Tập trung phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; kiểm soát ATTP ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới logistics, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn; phát huy vai trò của hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất lượng.
Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP hoặc Đoàn kiểm tra liên ngành của tuyến trên tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP của cơ quan quản lý và tham gia quản lý nhà nước về ATTP tuyến dưới; tiến hành kiểm tra, giám sát đột xuất về điều kiện bảo đảm ATTP đối với một số cơ sở thực phẩm trên địa bàn.
Xem chi tiết Kế hoạch: tại đây
Minh Khuê
lên đầu trang