Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 01/05/2024 | 18:23

Thứ tư, 01/05/2024 | 18:23

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 08:55 ngày 18/01/2024

Hà Tĩnh: Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị đối với công tác quản lý ATTP

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp chính quyền, người dân về việc bảo đảm ATTP góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2024, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Hà Tĩnh đã xác định rõ 08 nhóm nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, rà soát, ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về ATTP của cơ quan có thẩm quyền.
Hai là, tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; truyền thông, quảng bá, biểu dương các cơ sở sản xuất kinh doanh, tôn vinh các sản phẩm bảo đảm chất lượng ATTP, các đơn vị, tổ chức có thành tích tốt trong công tác đảm bảo ATTP; công khai các chuỗi cung ứng nông sản an toàn, chất lượng cao, kịp thời thông tin các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP; phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể trong vận động toàn dân thực hiện giám sát thực thi pháp luật, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm về ATTP.
Kiểm tracơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống... trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Ba là, xây dựng, nhân rộng, phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietHGAP...) nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đảm bảo an ninh, ATTP gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở chế biến các giải pháp đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP, ISO...) trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Triển khai kết nối sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn; phát huy hiệu quả chương trình OCOP; khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký sở hữu, phát triển các nhãn hiệu sản phẩm thực phẩm có gắn địa danh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thực phẩm an toàn để mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho thực phẩm an toàn của tỉnh.
Bốn là, thẩm định chặt chẽ hồ sơ, điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đảm bảo đúng quy trình, quy định của pháp luật; cấp phép chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm và quảng cáo sản phẩm thực phẩm; quản lý việc tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm.
Đoàn liên ngành kiểm tra vệ sinh ATTP tại quán ăn Hiền Đường, tổ dân phố Trần Phú, thị trấn Thiên Cầm (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Năm là, tăng cường kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, các chợ, siêu thị... trên địa bàn tỉnh. Chú trọng việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật; tồn dư hóa chất độc hại, chất cấm trong sản phẩm thực phẩm; giết mổ và điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; kiểm soát và ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, hàng có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP; quảng cáo, kinh doanh thực phẩm trên các trang mạng xã hội không đúng quy định; kiểm tra việc thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ATTP (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000, VietGAP, VietGAPH) đối với các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận. Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Sáu là, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân; áp dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thuỷ sản.
Bảy là, chủ động kiểm soát ô nhiễm thực phẩm, giám sát các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, ghi nhận và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Duy trì và nâng cao trình độ năng lực xét nghiệm của phòng kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, đáp ứng yêu cầu về kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý ATTP.
Tám là, tăng cường nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP từ ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu:
- 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nắm được chủ trương về ATTP.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo đảm an ninh, ATTP các cấp.
- Trên 90 % người sản xuất, chế biến, kinh doanh có kiến thức, kỹ năng và thực hành đúng về ATTP; 100% người tiêu dùng được tiếp cận các thông tin về ATTP.
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt 100%; tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP đạt từ 97% trở lên; tỷ lệ các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đạt 100%.
- Mỗi huyện, thành phố, thị xã có ít nhất 01 mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn hoặc khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung bảo đảm điều kiện về ATTP.
- 100% siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và 90% chợ trong quy hoạch được kiểm soát về ATTP; tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện cấp Giấy chứng nhận theo phân cấp quản lý được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trên 90%.
- Tỷ lệ các cơ sở thực phẩm được kiểm tra ATTP đạt từ 85% trở lên.
- Không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, không có tử vong do ngộ độc thực phẩm. 100% các vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra, xử lý kịp thời. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận dưới 05/100.000 dân.
Xem chi tiết: tại đây
Tố Uyên

lên đầu trang