Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 15/05/2024 | 09:30

Thứ tư, 15/05/2024 | 09:30

Chính sách

Cập nhật lúc 08:06 ngày 20/09/2021

Phát huy thế mạnh của viện nghiên cứu

Trong giai đoạn 2021-2030, các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực, công đoạn sản xuất để nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ (KH&CN)….
Chia sẻ về định hướng nhiệm vụ của các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2021-2030, ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện đang tập trung vào công tác kiện toàn mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các viện, cũng như toàn hệ thống tổ chức KH&CN của Bộ, theo định hướng: Gắn với yêu cầu phát triển ngành Công Thương, vùng địa phương và nhu cầu của doanh nghiệp; gắn với chuyển đổi mô hình hoạt động, phù hợp với hoàn cảnh, tính chất, đặc thù của từng đơn vị.

Đẩy mạnh cơ chế tự chủ cho các viện nhằm khuyến khích tính năng động, sáng tạo
Đồng thời, đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị nhằm khuyến khích tính năng động, sáng tạo trong các hoạt động của đơn vị; tăng cường chuyên môn hóa, tránh chồng chéo về ngành, lĩnh vực nghiên cứu để phát huy thế mạnh của từng đơn vị; tăng cường gắn kết, hợp tác, trao đổi, sử dụng nguồn lực, sản phẩm của nhau giữa các Viện trong hoạt động nghiên cứu KH&CN, cũng như các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát hiện trạng, đánh giá nhu cầu, các viện cần tiếp tục từng bước đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị. Bộ giao quyền chủ động cho các viện trong việc thực hiện đầu tư; khuyến khích các Viện đẩy mạnh các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn tự chủ, hoặc huy động nguồn vốn xã hội, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
Cũng theo ông Trần Việt Hòa, giai đoạn 2021-2030, về mặt định hướng phát triển ngành Công Thương sẽ có những điều chỉnh mạnh mẽ trong mô hình tăng trưởng và các yếu tố động lực của quá trình phát triển ngành trong giai đoạn mới; cùng với đó là yêu cầu của quá trình hoàn thiện chính sách, thực thi các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, chính sách phát triển tài sản trí tuệ từ các sản phẩm KH&CN, đồng thời khơi thông các rào cản giúp các doanh nghiệp tận dụng tốt nhất cơ hội tiếp cận thị trường.
Nghiên cứu KH&CN trong giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn để tư vấn chính sách phát triển ngành, đảm bảo thực thi có hiệu quả các định hướng đã đề ra. Đặc biệt, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hàm lượng KH&CN cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, có năng suất và giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ sản xuất và quản trị hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, tiếp tục thực hiện định hướng KH&CN được phê duyệt tại Quyết định số 259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025”; lĩnh vực cơ khí, tập trung thực hiện định hướng phát triển ngành cơ khí theo Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, tiếp tục tham gia thực hiện các định hướng của Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030; lĩnh vực dệt may, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm phổ thông cao cấp theo hướng xanh, sạch, chất lượng, các sản phẩm dệt may thông minh, sản xuất hàng loạt các sản phẩm tùy chỉnh…
Thực tiễn cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã góp phần không nhỏ vào thực hiện cơ chế tự chủ của các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương.
Theo Báo Công Thương
lên đầu trang