Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ sáu, 26/04/2024 | 22:27

Thứ sáu, 26/04/2024 | 22:27

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 08:13 ngày 24/01/2022

Hà Nội phấn đấu 100% các chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm năm 2022

Ngày 13/1/2022, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Quản lý các cơ sờ sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025”. Mục đích của Kế hoạch nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ để cung ứng nguồn thực phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, ATTP phục vụ người dân Thủ đô, đảm bảo quyền lợi và giúp người tiêu dùng dễ nhận biết và có sự lựa chọn phù hợp các sản phẩm thực phẩm; tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý, kinh doanh của đơn vị quản lý chợ, hoạt động chi đạo, kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng. Bên cạnh đó, quản lý, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố theo hướng văn minh thương mại, đảm bảo ATTP, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường; đẩy mạnh đầu tư, trang bị đầy đù phương tiện, thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất cho công tác quản lý ATTP tại các chợ trên địa bàn Thành phố.
Cùng với đó, nâng cao nhận thức, năng lực của các cấp, các ngành, các đơn vị quản lý chợ, các cơ sở kinh doanh, người dân trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tuân thủ các quy định về vệ sinh ATTP trong phạm vi chợ. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm vệ sinh ATTP nói chung, an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ nói riêng.
Hà Nội đặt mục tiêu đến hết tháng 12/2022, 100% các chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng ATTP. (Ảnh minh họa: Blogspot)
Ngoài ra, đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, bố trí khu vực kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Thành phố đáp ứng các các yêu cầu, quy định về ATTP của pháp luật và Thành phố. Cụ thể, phấn đấu đến hết tháng 12/2022, 100% đơn vị quản lý chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cố định tại chợ được tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức về ATTP, về Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025”.
100% đơn vị quản lý chợ xây dựng, ban hành Quy chế về quản lý đảm bảo ATTP tại chợ. 100% các chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng ATTP. Tỷ lệ thực phẩm được giám sát, lấy mẫu tại các chợ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm giảm 30% so với thời điểm chưa thực hiện Đề án.
Tối thiểu 50% các chợ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư và 100% chợ xây dựng mới đáp ứng các tiêu chí chợ bảo đảm ATTP, văn minh thương mại.
Kế hoạch đề ra mục tiêu đến hết tháng 12/2025, 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. 100% các chợ đang hoạt động được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, đầu tư; 100% chợ xây dựng mới đáp ứng các tiêu chí chợ bảo đảm ATTP, văn minh thương mại. 100% các chợ được giám sát, lây mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và cơ bản đáp ứng quy định pháp luật về ATTP.
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể, trong đó có tăng cường sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, các ngành chức năng và huy động sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ATTP và các quy định khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ.
Bên cạnh đó, tập trung quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở hoàn thiện các thủ tục pháp lý và các điều kiện kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định; tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ theo Quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt; thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông lâm thủy sản, thực phẩm an toàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho Thành phố và các chợ.
Ngoài ra, đẩy mạnh thanh tra, kiểm ứa, kiểm soát và xử lý vi phạm: Kiểm soát chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông trong chợ; Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; Thiết lập đường dây nóng và công khai các cơ sở vi phạm; rà soát hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách liên quan.
UBND Thành phố giao Sở Công Thương là cơ quan chủ trì giúp UBND Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ động phối hợp với các Sở, ngành, ƯBND các quận, huyện, thị xã các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố các giải pháp nhằm thực hiện Đề án một cách hiệu quả; Thường xuyên tồng hợp, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo UBND Thành phố xem xét chỉ đạo, hướng dẫn, quyết định.
Các Sở, ngành, UBND các quận và các đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm và đột xuất về Sở Công Thương để tổng hợp chung, báo cáo UBND Thành phố.
Xem chi tiết Kế hoạch số 18/KH-UBND TẠI ĐÂY.
Bích Phương 
lên đầu trang