Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 15/05/2024 | 07:51

Thứ tư, 15/05/2024 | 07:51

Kết quả nhiệm vụ KHCN

Cập nhật lúc 15:12 ngày 20/09/2020

Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật tín hiệu phát sóng số

Về cơ bản, mô hình sản xuất phát sóng một chương trình truyền hình tại các đơn vị hay các kênh sẽ bao gồm các khâu: tiền kỳ, hậu kỳ, kiểm duyệt, lưu trữ và phát sóng các chương trình truyền hình. Vì vậy, nội dung chương này đi sâu vào nghiên cứu tổng quan về hệ thống phát sóng chương trình truyền hình số thông quan tìm hiểu các hệ thống từ sản xuất chương trình (tiền kỳ, hậu kỳ, kiểm duyệt chương trình truyền hình số), hệ thống lưu trữ khai thác tư liệu (lưu trữ chương trình), hệ thống truyền dẫn phát sóng (phát sóng chương trình) của các đài truyền hình tại Việt Nam nói chung, đặc biệt là hệ thống sản xuất phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam.
Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát chất lượng tín hiệu trong hệ thống sản xuất phát sóng tập trung chính tại 3 khâu trong toàn bộ các công đoạn gia công hình ảnh âm thanh: Khâu nhập liệu (Ingest), khâu Tổng khống chế (Sau sản xuất hậu kỳ/ trước khi chuyển sang phát sóng và khâu Truyền dẫn phân phối nội dung trước khi mã hóa).
Bên cạnh đó, cũng như trong các dịch vụ viễn thông khác, chất lượng tín hiệu đầu cuối, tới tận khách hàng là thước đo thành quả cụ thể mà nhà cung cấp dịch vụ đạt được. Kết quả đó là thành quả tổng hợp của toàn bộ dòng làm việc truyền hình từ các khâu tiền kỳ đến khâu phát sóng. Với truyền hình độ phân giải cao (HD), dòng làm việc này hầu như là hoàn toàn mới trong hoạt động kỹ thuật công nghệ của các đài truyền hình nên việc vận dụng các tiêu chuẩn, các khuyến cáo, các chỉ dẫn của các tổ chức có uy tín, các nhà quảng bá truyền hình tiên phong trên thế giới là điều rất cần thiết. Với sự ra đời của dòng làm việc dựa trên file, kỹ thuật kiểm soát chất lượng (QC) tín hiệu phát sóng số trở nên phức tạp hơn so với QC trong hệ thống analoge trước đây (băng video). Qui trình làm việc dựa trên file cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi truyền tải file từ nơi sản xuất hoặc chủ sở hữu nội dung đến phát sóng, các file video thường được chuyển qua một vài giai đoạn bao gồm thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ và máy chủ. Ngoài ra, một hoặc nhiều quá trình chuyển đổi định dạng có thể được sử dụng trong quá trình xử lý file video. Hơn nữa, ngoài các dữ liệu video và âm thanh, container cần được xác định không bị lỗi trước khi đưa vào lưu trữ, do không có sửa lỗi trong nội bộ các file video và các thiết bị được sử dụng để xem lại, người ta phải kiểm soát và chú trọng hơn về tính toàn vẹn của các file video. Vì vậy, việc giải pháp đo và kiểm soát chất lượng tín hiệu phát sóng số chương trình truyền hình phải được tiến hành trong các công đoạn từ công đoạn sản xuất đến công đoạn truyền dẫn phát sóng.
Trong thời gian thực hiện, nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì là Viện Khoa học kỹ thuật bưu điện phối hợp cùng Chủ nhiệm đề tài Ths. Nguyễn Việt Dũng đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết và thử nghiệm một số phương pháp liên quan đến công tác đo lường, kiểm tra, đánh giá chất lượng file video trong hệ thống truyền hình số cũng như các hệ thống truyền dẫn tín hiệu, trong đó có thử nghiệm đo tuyến truyền dẫn video trên mạng IP/Ethernet:
- Nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thử nghiệm hệ thống đo kiểm, đánh giá chất lượng file video truyền dẫn trên mạng IP/Ethernet với vả hai phương pháp chủ động và thụ động. Nghiên cứu lý thuyết và thử nghiệm một số phần mềm đánh giá chất lượng file video: Tektronix, Harmonic, Acceptv...
- Nghiên cứu lý thuyết và đo thử nghiệm tín hiệu Baseband SDI/HD-SDI.
Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, nhóm thực hiện đề xuất mô hình đo kiểm đánh giá chất lượng kỹ thuật tín hiệu phát sóng số từ công đoạn sản xuất đến phát sóng như sau:
- Mô hình đề xuất đánh giá file.
- Mô hình đánh giá file truyền qua IP kết hợp đánh giá chất lượng đường truyền.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong đề tài này, nhóm thực hiện khuyến nghị tiếp tục nghiên cứu sâu thêm và phối kết hợp với các đài truyền hình để đưa ra được một mô hình đánh giá và kiểm soát chất lượng video từ sản xuất cho tới sau phát sóng (chất lượng video trên màn hình Tivi của người xem) áp dụng cho điều kiện thực tế của từng đài như: Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC,…
Theo: NASATI
lên đầu trang