Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ ba, 30/04/2024 | 00:11

Thứ ba, 30/04/2024 | 00:11

An toàn thực phẩm

Cập nhật lúc 10:54 ngày 03/04/2024

Ngành Công Thương tỉnh Đồng Nai nỗ lực đảm bảo ATTP năm 2024

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) lĩnh vực Công Thương cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2024, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai đã đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.
Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị đối với công tác quản lý về ATTP, công tác này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, cương quyết và là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư và Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng thực phẩm.
Lực lượng chức năng kiểm tra công tác ATTP tại một siêu thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Ảnh:dongnai.gov.vn)
Đồng thời, triển khai đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, cụ thể:
Tăng cường công tác chỉ đạo và năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới năm 2020, Kế hoạch số 7438/KH-UBND ngày 29/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Bên cạnh đó, tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm cho các cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm của ngành Công Thương; Tăng cường kiểm tra hậu kiểm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành Công Thương; Phối hợp tổ chức tập huấn về quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương; Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ATTP: Thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính về ATTP; Hướng dẫn các cơ sở thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ATTP theo tiêu chuẩn tiên tiến như: GMP, SSOP, Viet GAP, HACCP… Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công tác ATTP; Triển khai hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ, ngành, Trung ương.
Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm. Sở Công Thương yêu cầu đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền an toàn thực phẩm năm 2024 trên website Sở Công Thương, bản tin, đặc san ngành công thương, các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền an toàn thực phẩm trong các dịp cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, Chương trình phối hợp vận động giám sát an toàn thực phẩm giữa UBND và UBMTTQ Việt Nam các cấp, phong trào thi đua vì an toàn thực phẩm.
Tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm an toàn (Ảnh: dongnai.gov.vn)
Tiếp tục phổ biến Luật an toàn thực phẩm, Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các quy định pháp luật mới về an toàn thực phẩm; Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về an toàn thực phẩm tới các nhóm đối tượng: người quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; Chủ trì, phối hợp với đài phát thanh truyền hình Đồng Nai thực hiện chuyên đề về an toàn thực phẩm ngành Công Thương năm 2024.  
Triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm tại chợ, siêu thị, xúc tiến thương mại thông qua việc đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thành lập mới, kiện toàn tổ kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ; Tiếp tục, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhân rộng mô hình điểm kinh doanh thực phẩm an toàn tại chợ.
Ngoài ra, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý các vi phạm đặc biệt đối với những loại thực phẩm có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm trong kinh doanh tại các chợ; Tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế thực hiện dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc từ động vật (ban hành kèm theo Quyết định số 4238/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh); Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn.
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm. Giải pháp này đòi hỏi các đơn vị liên quan cần xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong các đợt cao điểm về an toàn thực phẩm như Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu; Phối hợp tăng cường kiểm tra, hậu kiểm, kiểm nghiệm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về điều kiện an toàn thực phẩm.
Đồng thời, giải quyết, xử lý các đơn, thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm ngành công thương; Xử lý nghiêm các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành công thương vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; Chủ trì, phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương khi có chỉ đạo của cấp trên; Trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, phối hợp công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Minh Khuê
lên đầu trang