Thứ tư, 15/01/2025 | 11:59
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) là đơn vị nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ (KHCN) về khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim trong lĩnh vực công nghiệp mỏ, trực thuộc ngành Công Thương.
Các nhà khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã nghiên cứu tái chế phế liệu phíp đồng để sản xuất đồng sunfat kết tinh và xây dựng mô hình xử lý quy mô 2 tấn phế liệu phíp đồng mỗi mẻ. Mô hình được áp dụng vào thực tế và cho thấy có nhiều ưu điểm về mặt hiệu quả kinh tế và môi trường.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã thành công chế tạo thiết bị biến tần có khả năng hỗ trợ hiệu quả xử lý nước thải của các hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động tại các cơ sở luyện kim.
Chiều ngày 7/11, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện Kim (VIMLUKI) đã phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề "Dự án ODA về thành lập trung tâm cung ứng khoáng sản quan trọng".
Công nghệ được kỳ vọng góp phần cải thiện tình hình sản xuất của các làng nghề đúc đồng hiện nay theo hướng giảm ô nhiễm môi trường và tăng giá trị sản xuất.
Vấn đề quản lý an toàn hồ thải quặng đuôi cần phải được đầu tư nghiên cứu đúng mức, cả trên lĩnh vực pháp lý và kỹ thuật vận hành, trách nhiệm của doanh nghiệp khi xảy ra sự cố.
Trong suốt 55 năm hình thành và phát triển, Viện Khoa học và công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm của đất nước.
Là một đơn vị nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ về khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim trong lĩnh vực công nghiệp mỏ, trực thuộc ngành Công Thương, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) luôn xác định đổi mới, phát triển công nghệ là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạt động của Viện.
Chiều 23/6, tại Hà Nội Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam; Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc; Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sul-Yeol tham dự và đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện.
Sáng ngày 22/6, tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) và Tổng Công ty Tài nguyên và Cải tạo Mỏ Hàn Quốc (KOMIR).
Việc nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm thành công sản phẩm hợp kim thiếc hàn không chì đã giúp cho các doanh nghiệp luyện kim tăng khả năng cạnh tranh, lợi nhuận.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, sự tận tâm, tinh thần sáng tạo và nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ (KHCN) nói chung, cán bộ KHCN ngành Công Thương nói riêng, các kết quả nghiên cứu KHCN đã được ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.
Sáng ngày 25/4/2023, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm đồng sunfat từ xỉ nấu đồng thau”. Tại đây, những kết quả về nội dung hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm đồng sunfat từ xỉ nấu đồng thau đã được trình bày và nhận được ý kiến, đóng góp của các chuyên gia.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam nói chung và ngành Công nghiệp Mỏ - Luyện kim nói riêng, việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển, giúp các ngành công nghiệp của nước ta có “chỗ đứng” trong thị trường hiện nay.
Sáng ngày 11/4/2023, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Góp ý dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN xxxx:2023 quặng tinh cromit - yêu cầu kỹ thuật”.
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều loại hình sản xuất phong phú, đa dạng hình thức tổ chức linh hoạt đã tạo ra lượng hàng hóa, giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Hệ thống xử lý nước thải do các nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) chế tạo sẽ giúp giải quyết bài toán song hành kinh tế và môi trường tại làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh) hiện nay.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tiến hành một cách toàn diện từ xây dựng quy trình thiết kế, chế tạo đến xác lập công nghệ tuyển nổi trên thiết bị tuyển nổi kiểu thùng trụ tròn và áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số thành phần kim loại trong tinh quặng thiếc” nhằm xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định hàm lượng Sn, Fe, Cu, Pb, Bi, Sb, trong tinh quặng thiếc.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tế xây dựng yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm quặng tinh Niken Sunfua” nhằm xây dựng dự thảo hệ thống tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm quặng tinh Niken Sunfua trong quá trình khai thác, chế biến.