Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ năm, 02/05/2024 | 16:36

Thứ năm, 02/05/2024 | 16:36

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 08:21 ngày 08/05/2023

“Cách mạng” giáo dục trong bối cảnh phát triển của công nghiệp 4.0 tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung

Vừa qua, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã tổ chức​ buổi Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá người học phù hợp với đối tượng Gen Z, cuộc cách mạng 4.0 và giáo dục khai phóng”
Tham dự chương trình có ThS.BS. Phạm Văn Giào – Viện Trưởng Viện Khoa học Tâm lý – Giáo dục; TS. Trần Kim Quyên – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung. Ngoài ra, tại buổi Hội thảo còn có sự hiện diện của đại diện trong Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô là trưởng phó phòng khoa trung tâm, Cố vấn học tập các lớp.
Toàn cảnh buổi Hội thảo (Ảnh: mitc.edu.vn/)
Mở đầu buổi Hội thảo, đại diện Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung (MITC) đã giới thiệu sơ lược về nhà trường, quá trình hình thành, phát triển cùng định hướng, sứ mệnh và mục tiêu trong thời gian tới của nhà trường. Theo đó, MITC với vị thế là một trường công lập, đào tạo đa ngành trực thuộc Bộ Công Thương đã và đang hướng tới việc phát triển mô hình giáo dục hiện đại, trở thành cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng không chỉ ở khu vực miền Trung mà còn là của cả nước, với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển đất nước..
Trong bối cảnh mới, để tiếp tục giữ vững và khẳng định vị thế của MITC, Ban lãnh đạo nhà trường thấy rằng cần phải nhanh chóng có sự thay đổi để thích nghi với môi trường mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, việc thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng Gen Z là yêu cầu quan trọng; kết hợp với triết lý hành động “Thực học - Thực nghiệp - Chủ động hội nhập” sẽ góp phần xây dựng được môi trường thuận lợi cho các em sinh viên cũng như một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo riêng biệt của MITC. Kết quả thu được sẽ giúp MITC xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có năng lực, tinh thần cống hiến; đồng thời còn giúp hiện thực hóa mô hình phát triển của MITC, với định hướng trở thành trường Cao đẳng chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, đến năm 2035 đạt chuẩn ASEAN-4 và đến năm 2045 đạt trình độ các nước G20.
TS. Trần Kim Quyên – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: mitc.edu.vn/)
Trên cơ sở mục tiêu và định hướng của nhà trường, tại Hội thảo đã diễn ra phần trình bày các báo cáo tham luận của các diễn giả, chuyên gia như: “Đặc điểm của thế hệ Z (Gen Z) và những vấn đề cần thay đổi trong giảng dạy và chăm sóc người học” của ThS. BS. Phạm Văn Giào; “Xu hướng sử dụng công nghệ của thế hệ Z (Gen Z) và những gợi ý về thay đổi phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá người học” của ThS. Huỳnh Mạnh Nhân - Trưởng phòng Quản lý chất lượng và Nghiên cứu khoa học; “Giảng dạy theo phương pháp tiếp cận năng lực phù hợp cho thế hệ Z (Gen Z)” của ThS. Bùi Mạnh Tuấn - Trưởng khoa Cơ khí; và “Triển khai giáo dục khai phóng vào đào tạo trình độ giáo dục nghề nghiệp” của TS. Trần Kim Quyên.
ThS. BS. Phạm Văn Giào trình bày tham luận tại Hội thảo (Ảnh: mitc.edu.vn/)
Song song với phần trình bày của các chuyên gia, diễn giả; tại Hội thảo cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp từ thực tiễn giảng dạy của các thầy cô cũng như những băn khoăn, ý kiến, khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ từ các đại biểu tham dự.
Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học thuộc thế hệ Gen Z thích ứng với xu hướng đào tạo mở và giáo dục khai phóng” được diễn ra thành công. Chương trình được tổ chức đã phần nào giúp thay đổi nhận thức của cán bộ, giảng viên trong nhà trường về hoạt động đào tạo trong bối cảnh mới; qua đó giúp chất lượng đào tạo, hướng đến môi trường giáo dục thân thiện, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất người học, thích ứng với cuộc Cách Mạng lần thứ 4.
Quang Ngọc

lên đầu trang