Khoa học công nghệ ngành Công Thương

Thứ tư, 15/05/2024 | 05:28

Thứ tư, 15/05/2024 | 05:28

Hoạt động của tổ chức KHCN

Cập nhật lúc 14:49 ngày 08/01/2021

Viện nghiên cứu Da giày: Nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn sản xuất

Trong những năm qua, với tôn chỉ gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tế sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận…, Viện nghiên cứu Da giày đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng, nghiên cứu khoa học và công nghệ và đạt được nhiều thành quả trong hoạt động nghiên cứu.
Đầu tư công nghệ sẽ giúp ngành da giày tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
Gắn nhiệm vụ KHCN với yêu cầu thực tiễn
Việt Nam hiện là một trong bốn nước sản xuất giầy, dép, cặp, túi hàng đầu thế giới. Hiện sản phẩm giày dép của Việt Nam đã có mặt trên 50 nước ở khắp các châu lục.
Tuy nhiên, ngành da giày, túi xách Việt Nam hiện có hơn 1.700 doanh nghiệp thì có tới 85% doanh nghiệp hạn chế về vốn, kỹ thuật và công nghệ, không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu. Hiện nay, nguyên vật liệu sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu và đa phần là chất lượng chưa đáp ứng được khách hàng.
Phát huy vai trò là đơn vị hàng đầu nghiên cứu phát triển công nghệ da - giày, thời gian qua, Viện nghiên cứu Da giày (Bộ Công Thương) đã nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu khoa học; gắn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với yêu cầu thực tế của sản xuất, tăng cường ứng dụng chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Trong giai đoạn 2016 – 2018, Viện đã có 23 công bố khoa học, các kết quả nghiên cứu của Viện được quốc tế công nhận và đánh giá có trình độ nghiên cứu ngang với các tổ chức trên thế giới. Các công nghệ do Viện phát triển được áp dụng vào sản xuất tại Viện đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận…
Viện Nghiên cứu Da Giày thực hiện Đề án nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc da nốt sần tiên tiến, thân thiện với môi trường. 
Tiếp tục tìm tòi, ứng dụng các công nghệ hiện đại mới vào sản xuất, đến nay, Viện nghiên cứu Da giày đã có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Công nghệ thiết kế, chế tạo giầy cho bàn chân khuyết tật; Công nghệ thuộc da mũ giầy sinh thái; Công nghệ thuộc da đà điểu, cá sấu; Công nghệ thay thế chất thuộc crom bằng chất thuộc hữu cơ THPS-Tetrakis hydroxymethylphosphonium sulfate; Ứng dụng phần mềm thiết kế 3D để thiết kế chế tạo giầy dép; Hệ thống phần mềm quản lý, cung cấp thông tin cho ngành da - giày Việt  Nam trên nền  bản đồ số...
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Với chiến lược phát triển hướng tới mục tiêu trở thành một trong những tổ chức KHCN hàng đầu trong lĩnh vực da - giày ở khu vực ASEAN đến năm 2025, thời gian qua Viện đã tổ chức các lớp đào tạo với các giảng viên là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thuộc da trong nước. 
Theo đại diện Viên nghiên cứu Da giày, để nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, Viện đang tích cực phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập góp phần phục vụ cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng triển khai, nhất là trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0...
Các giảng viên là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thuộc da trong nước tham gia tạo
Với việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, Viện nghiên cứu Da giày được coi là một trong những điểm sáng của ngành trong việc ứng dụng công nghệ mới vào nâng cao hiệu quả khai thác và sản xuất kinh doanh. Thành công trong ứng dụng công nghệ thời gian qua là động lực để Viện tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, phát huy và làm chủ công nghệ, đồng thời tạo tiền đề tốt áp dụng mở rộng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực da - giày.
Thanh Tùng
lên đầu trang